THỰC ĐƠN DINH DƯỠNG CHO TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ MÀ MẸ BẦU NÊN BIẾT

THỰC ĐƠN DINH DƯỠNG CHO TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ MÀ MẸ BẦU NÊN BIẾT

CLINIC
15/03/2024

1. Kiểm soát cân nặng hợp lý

Đa phần phụ nữ chỉ nên tăng từ 9- 12 kg trong suốt thời kỳ mang thai. Nếu là người thừa cân, béo phì trước khi mang thai, sản phụ nên tăng cân ít hơn (khoảng 8kg).

Sản phụ nên phân phối cân nặng hợp lý trong quá trình mang thai như sau: 3 tháng đầu tăng 1.5kg (0.4-0.5kg/tháng), 3 tháng giữa và 3 tháng cuối: 0.3-0.4kg/1 tuần.

Tăng cân quá mức trong thời gian mang thai gây nguy cơ không tốt cho mẹ và thai nhi. Thai phụ tăng từ 15kg trở nên có nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ. Những phụ nữ bị đái tháo đường từ trước khi có thai nếu tăng cân quá mức sẽ khó kiểm soát đường huyết hơn. Ngược lại, tăng cân quá ít hoặc sút cân không đảm bảo được sức khỏe cho mẹ và bé.

2. Thành phần chất dinh dưỡng trong thời gian mang thai

Tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai nên phân chia theo tỷ lệ glucid – protide –  lipid là 50% - 20% - 30%

Để kiểm soát đường huyết tốt hơn, thai phụ nên chia nhỏ bữa ăn, khoảng 3 bữa chính và 2 – 3 bữa ăn phụ (giữa buổi sáng – giữa buổi chiều – trước khi đi ngủ). Tổng lượng calo phân chia cho các bữa ăn như sau: 20% cho bữa sáng – 30% cho bữa trưa – 30% cho bữa tối và 20% cho các bữa phụ. Tránh các bữa ăn quá nhiều hoặc quá no.

Các loại thức ăn chia làm 5 nhóm: rau củ - ngũ cốc – đạm – chất béo – sản phẩm sữa và hoa quả. Dinh dưỡng tốt phải có đủ 5 nhóm thức ăn này.

dinh-duong-tieu-duong-thai-ky

Đọc ngay: Đái tháo đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào?

3. Một số loại thức ăn cần hạn chế

Những thức ăn chứa nhiều chất béo như chocolate, bánh kem cần hạn chế vì mang lại nhiều năng lượng do đó dễ gây tăng cân quá mức. Thai phụ nên chọn thức ăn chứa chất béo không bão hòa như: dầu oliu, dầu lạc, hạn chế thức ăn chứa chất béo bão hòa như mỡ động vật, bơ

Một số thức ăn cụ thể cần tránh và hạn chế là:

-         Đường, mía, mật ong, các loại mứt, hoa quả sấy khô

-         Các loại nước ngọt: coca, nước hoa quả đóng chai

-         Chocolate, bánh ngọt, bánh kem, kẹo, kem...

-         Một số hoa quả quá ngọt: nhãn, vải , nho, chuối, xoài...

4. Một số lưu ý về các thực phẩm cần được bổ sung trong thời kỳ mang thai

Trong thời gian mang thai, cơ thể người phụ nữ cần thêm 1 lượng đáng kể các vitamin và muối khoáng, đặc biệt cần nhiều calci, sắt, các vitamin và acid folic.

- Nguồn thức ăn chủ yếu chứa sắt là các loại thịt có màu đỏ, rau màu đậm, hạt ngũ cốc, hạt đậu khô.

- Loại thức ăn chứa nhiều calci gồm: sữa, pho mát, sũa chua, các loại đậu khô.

- Hoa quả mang lại acid folic nhiều nhất là cam, chuối, cà chua... rau xanh và các loại đậu hạt cũng chứa nhiều acid folic. Đây là 1 loại vitamin nhóm B cần cho hoàn thiện hệ thần kinh thai nhi, giúp phòng ngừa các khuyết tật của ống thần kinh. Khoảng 1 tháng trước khi có thai, và 3 tháng đầu thai kỳ cần cung cấp thêm 0.5mg acid folic mỗi ngày.

dinh-duong-tieu-duong-thai-ky

5. Chế độ tập luyện cho người sản phụ đái tháo đường thai kỳ

- Đi bộ sau mỗi bữa ăn chính 15-20 phút là hoạt động nên được thực hiện ở thai phụ, giúp kiểm soát lý tưởng đường huyết sau ăn. Nên đi bộ hoặc vận động vào thời điểm sau bữa ăn 1 giờ. Bơi cũng là bài tập tốt cho thai phụ. Thai phụ đái tháo đường thai kỳ nên tham gia các lớp tập thể dục cường độ thấp, giảm bài tập có sự va chạm, nếu thấy mệt nên ngừng tập và nghỉ ngơi.

- Một số hoạt động nên tránh: quần vợt, bóng chuyền, bóng rổ vì có những động tác vặn, xoắn, thay đổi tư thế đột ngột gây ảnh hưởng không tốt cho cơ dây chằng. Chạy bộ có thể ảnh hưởng cho thai.

- Trong khi tập luyện nên giữ cho nhịp tim không quá 140l/phút, không để tình trạng nhịp tim nhanh kéo dài quá 20 phút cho mỗi buổi tập, phải chú ý huyết áp, tình trạng phù, đường máu. Không nên tập khi huyết áp cao, phù nhiều, đường máu chưa được kiểm soát.

Tham khảo thêm: Gợi ý thực đơn cho mẹ bầu đái tháo đường thai kỳ

6. Thực đơn dành cho sản phụ đái tháo đường thái kỳ

- Thực đơn cho 3 tháng đầu

Năng lượng: 1700 – 1800 kcalo/ngày: chia làm 3 bữa chính và 3 bữa phụ

Protein: 70-75g/ngày

Giờ ăn

Thứ 2+5

Thứ 3+6+CN

Thứ 4+7

7 giờ

Phở bò:

Bánh phở 200g,

Thịt bò 30g,

Hành lá, rau thơm

Bún thịt nạc:

Bún 200g

Thịt nạc: 30g

Hành lá, rau thơm hoặc rau cải xanh

Phở thịt gà:

Bánh phở: 200g

Thịt gà: 30g

Hành lá, rau thơm

9 giờ

Sữa chua không đường: 1 hộp

Sữa dành cho phụ nữ mang thai: 200 ml

Sữa đậu nành không đường: 200ml

12 giờ

Cơm gạo tẻ: 100g

Trứng gà tráng: 1 quả

Thịt luộc: 50g

Rau muống xào: 300g

Cơm gạo tẻ: 100g

Chả lá lốt: 50g

Tôm rang: 30g

Rau muống luộc: 300g

Cơm gạo tẻ: 100g

Cá kho: 150g

Đậu phụ rán: 1 bìa

Canh rau ngót: 100g

15 giờ

1 quả  cam: 200g

2 múi bưởi: 150g

Thanh long: 200g

18 giờ

Cơm gạo tẻ: 100g

Thịt rim: 50g

Đậu phụ xốt cà chua: 1 bìa

Bí xanh xào: 300g

Cơm gạo tẻ: 100g

Thịt bò xào: 50g

Đậu phụ xốt : 1 bìa

Canh rau ngọt: 100g

Cơm gạo tẻ: 100g

Thịt gà luộc: 50g

Đậu đũa xào: 200g

Rau cải xanh luộc: 300g

21 giờ

Sữa dành cho phụ nữ có thai: 100ml

Sữa chua không đường: 1 hộp

Sữa dành cho phụ nữ có thai: 100ml

Có lẽ bạn muốn biết: 11 bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ và cách phòng ngừa

- Thực đơn cho 3 tháng giữa và 3 tháng cuối

Năng lượng: 2000 – 2100 kcalo/ngày: chia 3 bữa chính và 3 bữa phụ

Protein: 75-80g/ngày

Giờ ăn

Thứ 2+5

Thứ 3+6+CN

Thứ 4+7

7 giờ

Phở bò:

Bánh phở 200g,

Thịt bò 30g,

Hành lá, rau thơm

Bún thịt nạc:

Bún 200g

Thịt nạc: 30g

Hành lá, rau thơm hoặc rau cải xanh

Phở thịt gà:

Bánh phở: 200g

Thịt gà: 30g

Hành lá, rau thơm

9 giờ

Sữa chua không đường: 1 hộp

Sữa dành cho phụ nữ mang thai: 200 ml

Sữa đậu nành không đường: 200ml

12 giờ

Cơm gạo tẻ: 120g

Trứng gà tráng: 1 quả

Thịt luộc: 50g

Rau muống xào: 300g

Cơm gạo tẻ: 120g

Chả lá lốt: 50g

Tôm rang: 30g

Rau muống luộc: 300g

Cơm gạo tẻ: 120g

Cá kho: 150g

Đậu phụ rán: 1 bìa

Canh rau ngót: 100g

15 giờ

1 quả  cam: 250g

3 múi bưởi: 250g

Thanh long: 300g

18 giờ

Cơm gạo tẻ: 120g

Thịt rim: 50g

Đậu phụ xốt cà chua: 1 bìa

Bí xanh xào: 300g

Cơm gạo tẻ: 120g

Thịt bò xào: 50g

Đậu phụ xốt : 1 bìa

Canh rau ngọt: 100g

Cơm gạo tẻ: 120g

Thịt gà luộc: 50g

Đậu đũa xào: 200g

Rau cải xanh luộc: 300g

21 giờ

Sữa dành cho phụ nữ có thai: 200ml

Sữa đậu nành không đường: 200ml

Sữa dành cho phụ nữ có thai: 200ml

Tìm hiểu ngày: Khám, tư vấn và kiểm soát đái tháo đường thao kỳ

Share
Tìm kiếm
Tag
vắc xincovid trẻ emlịch nghỉ tếtbệnh tuyến giáplịch nghỉ lễtiểu đường thai kỳung thư đại trực trànggói khámung thưhậu covid-19trĩ nộimẹ bầuphòng khámviêm mũi họngviêm lộ tuyến cổ tử cungbệnh giao mùatiêm phòng 6 trong 1ung thư phổihậu covidcách chăm sóc trẻ bị viêm họngăn không ngon miệngsắtxét nghiệmhội chứng ống cổ taychụp x-quang tuyến vútư vấn miễn phí ung thưung thư cổ tử cungviêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thaitrĩ ngoạikhám sức khỏe tổng quátxét nghiệm thinprep pap6 in 1trẻ emkhám phụ khoanghỉ lễ giỗ tổ hùng vươngdinh dưỡngtest covidHPVthủy đậu10/3tầm soát ung thưdấu hiệu bệnh tuyến giápsiêu âm 4Dbác sĩbị tuyến giáp khi mang thaitiền ung thưthinprep papmỏi taytáo bón ở trẻ sơ sinhtiêm phòngsiêu âm thaiviêm não mô cầuưu đãi 30/4phương pháp phòng ung thưtiêm vắc xinrối loạn giấc ngủnguyên nhân táo bónchán ănhau covid 19phòng ngừa covidnghiệm pháp dung nạp đườngdấu hiệu ung thư vúnang rối màng mạchung thư cổ tử cungvắc xin 6.1cách chữa táo bónung thư vú giai đoạn 0covid19ung thư tuyến giáptrẻ bị táo bónmang thaitrẻ bị sốtbệnh trĩpcrung thư cổ tử cungsiêu âm 5Dthăm khámxét nghiệm covidung thư dạ dàyung thư gantầm soát ung thư vúrối loạn kinh nguyệttrẻ bị viêm họngkhám thai125 thái thịnhdấu hiệutest nhanhhỏi đáp ung thưung thư vúNIPTtránh thaicovid-19khai trươngsau sinhxét nghiệm tiểu đườngvirut rotaung thử cổ tử cungmất ngủtê tayung thư cổ tử cung