125 Thái Thịnh
Chuyên khoa
    Dịch vụ
      Bác sĩ
        Tin tức
          Hỏi đáp chuyên gia
            CHUỘT RÚT - NGUYÊN NHÂN, CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA

            CHUỘT RÚT - NGUYÊN NHÂN, CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA

            THAI THINH MEDIC
            23/07/2024

            Chuột rút thường gặp ở 30% người trưởng thành, trong số đó có 6% bị chuột rút ít nhất 15 lần mỗi tháng. Chuột rút có thể gây ra đau đớn đáng kể và ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh, khiến cho người bệnh mệt mỏi, thiếu năng lượng, ảnh hưởng đến tâm trạng và sức khỏe tinh thần.

            1. Tại sao lại có hiện tượng “chuột rút”?

            1.1 Khái niệm “chuột rút”

            Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột không chủ ý ở bắp chân, gân kheo hoặc cơ bụng chân, thường diễn ra trong thời gian ngắn, gây ra cơn đau ở một hoặc nhiều nhóm cơ.

            Mức độ nghiêm trọng của hiện tượng chuột rút tăng dần theo độ tuổi.

            Hình ảnh minh họa

            Một số dấu hiệu thường dễ bị nhầm lẫn với chuột rút:

            Dấu hiệu

            Giống nhau

            Khác nhau

            Rối loạn trương lực cơ

            Co thắt cơ

            Kéo dài, thường xuyên tái phát, cử động bất thường

            Cơn tetany

            Co thắt cơ

            Liên tiếp, tê bì, châm chích

            Thiếu máu cục bộ cơ

            Không co thắt đột ngột

            Đau nhức khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi

             

             

             

             

             

             

             

             

             

            Nếu bạn có các triệu chứng nghi ngờ trên, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị chính xác.

            1.2 Nguyên nhân sinh lý

            - Vận động quá sức: đây là một trong số những nguyên nhân phổ biến nhất của hiện tượng chuột rút. Khi vận động quá sức, lượng đường trong gan bị tiêu hao nhanh trong thời gian ngắn, trong trường hợp lượng đường trong gan không được bổ sung kịp thời, bạn rất có thể sẽ bị chuột rút. Đi lại nhiều và thường xuyên bằng giày cao gót, giày kín mũi cũng là nguyên nhân xảy ra tình trạng chuột rút ở ngón chân. 

            - Thiếu canxi, magie, kali: tình trạng thiếu khoáng chất này rất dễ dẫn đến cơ thể mất cân bằng điện giải gây ra hiện tượng chuột rút.

            - Mang thai: do cơ thể bị tích nước quá nhiều, cộng với sức nặng của thai nhi ảnh hưởng đến sự tuần hoàn máu ở chân.

            Chuột rút là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai

            - Hạ canxi máu: thường gặp hơn ở phụ nữ đang mang thai do nhu cầu canxi cao hơn người bình thường.

            - Lão hóa: hệ thần kinh, hệ cơ bắp và hệ mạch máu bị lão hóa là nguyên nhân dẫn tới việc người cao tuổi tăng nguy cơ chuột rút.

            - Uống quá ít nước, mất cân bằng điện giải, uống nhiều trà lợi tiểu hoặc cà phê cũng rất dễ dẫn tới hiện tượng chuột rút vào ban đêm.

            - Stress, căng thẳng trong thời gian dài ảnh hưởng rất lớn tới thể chất cũng như tinh thần, từ đó nhịp tim và huyết áp tăng cao dẫn tới chuột rút.

            1.3 Nguyên nhân bệnh lý

            Tình trạng chuột rút thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý tiềm ẩn, trong đó phổ biến nhất là suy giảm hệ tĩnh mạch chi dưới.

            Suy giảm hệ tĩnh mạch chi dưới xảy ra khi các van tĩnh mạch ở chân yếu đi hoặc bị tổn thương, khiến máu khó lưu thông trở về tim. Điều này dẫn đến tình trạng ứ đọng máu, tích tụ các chất chuyển hóa dưới da, gây kích thích cơ bắp và dẫn đến chuột rút. Bên cạnh đó, suy giảm hệ tĩnh mạch còn có thể gây ra các triệu chứng khác như:

            - Phù nề chân: Đặc biệt vào buổi tối và sau khi đứng hoặc ngồi lâu.

            - Nặng chân, mỏi chân: Cảm giác nặng nề, uể oải ở chân, thường tăng nặng khi vận động.

            - Giãn tĩnh mạch: Xuất hiện các đường gân xanh nổi rõ trên da chân.

            - Da đổi màu: Da chân có thể chuyển sang màu nâu hoặc sẫm màu.

            - Xuất hiện các cảm giác: Ngứa râm ran, kiến bò, thấy nóng rát ở chân.

            Phát hiện sớm và điều trị kịp thời suy giảm hệ tĩnh mạch có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như loét da, viêm loét tĩnh mạch, thậm chí là tắc nghẽn mạch máu.

            2. Chuột rút thường gặp ở những đối tượng nào?

            Chuột rút có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả người khỏe mạnh, nhưng nhìn chung thường gặp nhất ở những người trung niên và cao tuổi vào bất cứ khung giờ nào trong ngày.

            3. Chuột rút có nguy hiểm không? Trường hợp nào cần đi khám?

            Chuột rút là hiện tượng khá thường gặp và đa phần không nguy hiểm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chuột rút có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn cần được chẩn đoán và điều trị. Hãy đi thăm khám khi bạn gặp một trong số những trường hợp sau:

            - Cảm thấy khó chịu dữ dội khi bị chuột rút: Mức độ đau đớn do chuột rút có thể khác nhau, nhưng nếu bạn cảm thấy quá khó chịu và không thể tự giảm bớt bằng các biện pháp thông thường như massage, chườm, v.v…

            - Sưng đỏ, tấy hoặc thay đổi màu da: Nếu vùng bị chuột rút xuất hiện các triệu chứng như sưng, đỏ, tấy hoặc thay đổi màu da, đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc tình trạng y tế khác.

            - Cảm thấy yếu cơ: Nếu bạn cảm thấy yếu cơ sau khi bị chuột rút, đặc biệt là nếu tình trạng này kéo dài, đây có thể là dấu hiệu của tổn thương cơ hoặc dây thần kinh.

            - Đã thử các biện pháp tự chăm sóc tại nhà như massage, chườm ấm, bổ sung các khoáng chất (như canxi, magie, kali…) mà tình trạng chuột rút vẫn không cải thiện.

            - Bị chuột rút quá thường xuyên: Nếu tần suất bị chuột rút tăng, đặc biệt là chuột rút ban đêm, đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn như thiếu máu chi dưới, rối loạn chuyển hóa, v.v…

            Nhìn chung, chuột rút thường không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bạn gặp các triệu chứng nào kể trên, hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

            4. Phòng ngừa hiện tượng chuột rút

            Mặc dù thường không nguy hiểm, nhưng những cơn chuột rút dai dẳng có thể tác động tiêu cực đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để phòng ngừa chuột rút hiệu quả, bạn có thể thực hiện các gợi ý sau:

            - Uống đủ nước mỗi ngày, đặc biệt là sau khi vận động thể lực với các loại nước giàu chất khoáng như: nước có chứa Kali, nước chanh muối, nước điện giải, Oresol… Nước giúp cơ thể thanh lọc độc tố và tránh tình trạng mất nước dẫn đến chuột rút.

            - Trước khi vận động thể lực, bạn nên có các bài tập khởi động để làm nóng cơ thể.

            Giãn cơ sau khi vận động giúp cơ bắp thư giãn

            - Tập giãn cơ sau khi tập luyện để giúp cơ thể lưu thông máu tốt hơn, thúc đẩy phục hồi cơ bắp, giúp cơ bắp thả lỏng, phục hồi và giảm nguy cơ chuột rút.

            - Không vận động mạnh ngay sau khi ăn

            - Hạn chế dùng các chất kích thích như rượu bia, trà, cà phê để tránh mất nước.

            - Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, đặc biệt là protein, vitamin và khoáng chất.

            - Lựa chọn giày dép phù hợp, vừa vặn, thoải mái, tránh đi giày quá cao gót để bảo vệ cơ bắp chân và giảm nguy cơ chuột rút.

            5. Hướng xử lý sơ bộ khi bị chuột rút

            Khi bị chuột rút, bạn có thể thực hiện các bước sau để giảm đau và thư giãn cơ bắp:

            Bước 1: Dừng vận động, thả lỏng để thư giãn khu vực đang bị co rút

            Bước 2: Massage nhẹ nhàng khu vực đang bị co rút để làm giảm tình trạng căng cơ, làm da ở khu vực này ấm lên. Việc massage giúp tăng cường lưu thông máu và giảm co thắt cơ.

            Bước 3: Chườm ấm khu vực bị chuột rút để cải thiện lưu thông máu.

            Thai Thinh Medic là phòng khám đa khoa uy tín với hơn 25 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh. Chuyên khoa Nội - Cơ xương khớp do chuyên gia hơn 40 năm kinh nghiệm - TS. BS CKI, Thầy thuốc ưu tú Phạm Hồng Huệ, Giám đốc chuyên môn của Phòng khám trực tiếp thực hiện.

            Nếu tình trạng chuột rút thường xuyên xảy ra hoặc không thuyên giảm sau khi áp dụng các biện pháp tự khắc phục, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

            Share