125 Thái Thịnh
Chuyên khoa
    Dịch vụ
      Bác sĩ
        Tin tức
          Hỏi đáp chuyên gia
            Đái tháo đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào?

            Đái tháo đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào?

            THAI THINH MEDIC
            30/01/2023

            Trong giai đoạn mang thai, nhau thai tạo ra các loại nội tiết tố giúp thai nhi phát triển. Những nội tiết tố này lại vô tình gây ra một số tác động xấu đến insulin, dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết tố và hậu quả là gây ra đái tháo đường thai kỳ. Vậy đái tháo đường là gì và chỉ số đái tháo đường nguy hiểm như thế nào đối với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi? Hãy cùng Phòng khám 125 Thái Thịnh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

            1.Đái tháo đường thai kỳ là bệnh gì?

            Theo các chuyên gia, đái tháo đường thai kỳ là tình trạng tình trạng lượng đường trong máu cao ở một số phụ nữ trong thời gian mang thai. Do nhu cầu năng lượng trong thời kỳ bầu bí tăng cao hơn chính vì vậy nhu cầu về lượng đường cũng sẽ tăng lên. Tuy nhiên không phải lúc nào cơ thể cũng sản xuất đủ lượng insulin phù hợp với nhu cầu tăng lượng đường trong thời kỳ mang thai. Khi cơ thể không sản sinh đủ lượng insulin cần thiết hoặc ngừng sử dụng insulin như bình thường thì lượng đường trong máu sẽ tăng cao và đây là nguyên nhân gây ra đái tháo đường thai kỳ.

            dai-thao-duong-thai-ky

            Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng tình trạng lượng đường trong máu cao ở một số phụ nữ trong thời gian mang thai

            Đái tháo đường thai kỳ thường gặp ở tuần thai thứ 24 trở đi, ở phụ nữ đã bị mắc chứng đái tháo đường trước khi mang thai thì nguy cơ mắc có thể sớm hơn từ những tuần thai trước đó. Để phát hiện sớm tình trạng đái tháo đường, mẹ bầu cần kết hợp siêu âm và khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ.

            2. Dấu hiệu đái tháo đường thai kỳ

            2.1 Đái tháo đường thai kỳ ở giai đoạn 3 tháng đầu và giữa

            Biểu hiện đái tháo đường ở giai đoạn này đều không rõ nét và khó nhận biết. Mẹ bầu cần kiểm tra mức đường huyết thường xuyên khi mang thai. Một số biểu hiện thường gặp ở mẹ bầu đái tháo đường thai kỳ là khát nước nhiều, có nhu cầu đi tiểu nhiều hơn bình thường.

            2.2 Đái tháo đường thai kỳ ở giai đoạn 3 tháng cuối

            Một số biểu hiện trở nên rõ rệt hơn, mẹ bầu có thể thấy thay đổi bất thường của cơ thể như:

            • Tình trạng khát nước tăng dần
            • Mệt mỏi nhiều hơn bình thường, tuy nhiên biểu hiện này có thể nhầm lẫn do quá trình mang thai, cân nặng và sự thay đổi về thể chất có thể khiến mẹ bầu mệt mỏi.
            • Cảm thấy thường xuyên khô miệng mặc dù đã uống rất nhiều nước
            • Xuất hiện triệu chứng mờ mắt không kéo dài
            • Nước tiểu có hiện tượng kiến bu
            • Không kiểm soát được việc ăn uống
            dai-thao-duong-thai-ky

            Không kiểm soát được việc ăn uống

            Tuy nhiên tất cả các dấu hiệu ở mẹ bầu này đều không đặc hiệu. Cách nhận biết chính xác căn bệnh tiểu đường này là làm xét nghiệm kiểm tra đường huyết và có sự tư vấn của bác sĩ.

            3. Nguyên nhân gây ra đái tháo đường thai kỳ

            Để giữ lượng đường trong máu ổn định, tuyến tụy của thai phụ phải tạo ra nhiều insulin hơn – gấp ba lần bình thường. Trong trường hợp tuyến tụy không thể tạo ra đủ insulin, lượng đường trong máu thai phụ sẽ tăng lên, gây ra bệnh đái tháo đường thai kỳ.

            Nguy cơ mắc đái tháo đường trong lúc mang bầu của bạn sẽ tăng lên nếu:

            • Mẹ bầu bị thừa cân – béo phì trước khi mang thai;
            • Mẹ bầu tăng cân rất nhanh trong thai kỳ;
            • Có người thân (cha mẹ, anh chị em) mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2;
            • Có lượng đường trong máu cao;
            • Có tiền sử mắc bệnh ở lần mang thai trước;
            • Phụ nữ mang thai trên 35 tuổi;
            • Từng sinh một hoặc nhiều bé nặng hơn 4kg;
            • Từng bị thai lưu, sinh con bị dị tật, sinh non;
            • Đã hoặc đang bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
            dai-thao-duong-thai-ky

            Lượng đường trong máu tăng cao

            Nghiệm pháp dung nạp đường glucose là phương pháp phổ biến để kiểm tra bệnh đái tháo đường thai kỳ. Phương pháp này còn được dùng để chẩn đoán bệnh tiền đái tháo đường (người có lượng đường trong máu cao nhưng chưa mắc đái tháo đường) và đái tháo đường.

            4. Mắc chứng đái tháo đường thai kỳ - mẹ bầu có nên quá lo lắng?

            Đái tháo đường thai kỳ có thể dẫn tới nhiều hậu quả nguy hiểm cho người mẹ và thai nhi. Cụ thể:

            Đối với thai nhi:

            • Em bé sinh ra dễ bị thừa cân béo phì
            • Em bé dễ mắc các bệnh về đường hô hấp và bệnh về đường huyết hơn so với các bé khác
            • Bé có thể bị tụt canxi sau khi chào đời
            • Nguy cơ dị tật thai nhi, đặc biệt khi người mẹ mắc đái tháo đường thai kỳ trong tam cá nguyệt đầu tiên

            Đối với người mẹ:

            • Nguy cơ chấn thương vùng lưng, gãy xương và trật khớp do thai nhi quá to
            • Tỷ lệ tiền sản giật cao gấp 4 lần người bình thường
            • Khả năng phải sinh non và sinh mổ tăng cao, do phần thân dưới của bé quá to
            • Sẩy thai, thai chết lưu
            • Băng huyết sau sinh

            Phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ từ sớm sẽ giúp mẹ bầu tránh những điều đáng tiếc trên.

            5. Phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ

            5.1 Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh

            Chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp làm giảm nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ đồng thời giúp cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần của mẹ bầu. Không có thực đơn cụ thể nào là phù hợp nhất dành cho tất cả các bà mẹ mang thai, tuy nhiên mẹ bầu có thể lưu ý những nguyên tắc chung như:

            • Chia nhỏ bữa ăn, bổ sung thực phẩm giàu chất xơ
            • Sử dụng chất béo tốt cho sức khỏe, không sử dụng các chất béo xấu từ động vật
            • Cân bằng hàm lượng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hằng ngày

            Trong quá trình mang thai, mẹ bầu khi đi khám thai tại Phòng khám 125 Thái Thịnh sẽ được bác sĩ tư vấn kế hoạch điều chỉnh thực đơn phù hợp với dinh dưỡng giúp hạn chế chỉ số tiểu đường tăng quá cao, giảm nguy cơ xảy ra đái tháo đường khi mang thai.

            5.2 Tăng cường vận động, rèn luyện

            Việc duy trì vận động phù hợp với thể trạng giúp cải thiện rất nhiều về sức khỏe của mẹ bầu trong quá trình mang thai. Mẹ bầu có thể trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn về hoạt động thể chất phù hợp, mỗi ngày đi bộ hoặc vận động nhẹ khoảng 20-30 phút giúp giảm tình trạng táo bón, cải thiện các nhóm cơ, cải thiện tâm trạng và giảm hiện tượng mệt mỏi ở mẹ bầu.

            dai-thao-duong-thai-ky

            Tăng cường vận động, rèn luyện

            5.3 Khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ

            Việc kết hợp giữa siêu âm và khám thai đúng hẹn trong suốt quá trình mang thai là cách tốt nhất để mẹ bầu kiểm soát đái tháo đường thai kỳ và các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.

            Thăm khám thai tại Phòng khám 125 Thái Thịnh, các mẹ bầu hoàn toàn yên tâm vì được các bác sĩ chuyên khoa giỏi, kinh nghiệm lâu năm trực tiếp theo dõi, chăm sóc và quản lý thai kỳ theo từng giai đoạn.

            dai-thao-duong-thai-ky

            Share