GỢI Ý THỰC ĐƠN CHO MẸ BẦU ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ

GỢI Ý THỰC ĐƠN CHO MẸ BẦU ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ

CLINIC
13/01/2023

Số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ chiếm khoảng 12% số phụ nữ mang thai, đây là con số có thể khiến nhiều người lo ngại. Việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt là 2 yếu tố vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát đái tháo đường thai kỳ, hãy cùng Phòng khám 125 Thái Thịnh tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây.

1. Đái tháo đường thai kỳ - tại sao dễ mắc phải?

Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ mắc đái tháo đường thai kỳ, nền y học hiện đại ngày nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác.

Trong giai đoạn mang thai, để giúp thai nhi phát triển, nhau thai tạo ra tiết ra các loại hormone như lactogen, progesterone, estrogen, prolactin kháng insulin gây tăng đường huyết. Khi nồng độ các hormone tăng dần theo trọng lượng của thai nhi dẫn đến đái tháo đường thai kỳ.

Một nguyên nhân khác do tình trạng lượng đường huyết trong máu cao hơn mức bình thường do cơ thể không sản sinh đủ insulin để chuyển hóa glucose thành năng lượng. 

dai-thao-duong-thay-ky

Thông thường, đái tháo đường thai kỳ thường gặp ở tuần thai từ 24 đến 28, vì vậy các xét nghiệm sàng lọc đái tháo đường thai kỳ cũng diễn ra trong giai đoạn này.

Đối với những người có tiền sử đái tháo đường trước khi mang thai sẽ được bác sĩ chỉ định xét nghiệm sớm hơn để kịp thời có phương pháp điều trị, điều chỉnh chế độ ăn uống, luyện tập và sinh hoạt.

Đọc thêm: Ai có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường?

2. Đái tháo đường có nguy hiểm không?

Tỷ lệ đường trong máu cao liên tục trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây ra các dị tật cho thai nhi, nếu tỷ lệ này tăng trong những tháng tiếp theo có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, điển hình như:

  • Ảnh hưởng đến trí tuệ của thai nhi
  • Gây ra thai to
  • Sang chấn sau sinh
  • Vàng da
  • Hạ đường huyết
  • Suy hô hấp sau sinh
  • Tăng tỉ lệ tử vong khi sinh.

Đái tháo đường còn ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người mẹ, một số nguy cơ nguy hiểm thường gặp như:

  • Nguy cơ tiền sản giật
  • Tăng nguy cơ băng huyết sau sinh
  • Tăng tỷ lệ đẻ khó, sảy thai, thai lưu
  • Rối loạn chức năng sàn chậu sau sinh
  • Tăng nguy cơ đái tháo đường thai kỳ ở những lần mang thai tiếp theo
  • Nguy cơ tiểu đường mãn tính

Người mẹ bị mắc chứng đái tháo đường thai kỳ sẽ được chỉ định hình thức sinh mổ hay sinh thường phụ thuộc vào việc người mẹ có duy trì được đường huyết ổn định trước khi sinh hay không, cũng như mức độ đái tháo đường thai kỳ.

 

3. Gợi ý thực đơn cho mẹ bầu đái tháo đường thai kỳ

Người mẹ bị đái tháo đường thai kỳ nên ăn gì, kiêng gì là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm. Đôi khi do người mẹ sau khi nhận kết quả đã mắc đái tháo đường thai kỳ vì quá lo lắng nên kiêng khem quá mức, áp dụng chế độ ăn uống quá ngặt nghèo Việc áp dụng chế độ ăn uống mất cân bằng có thể gây phản tác dụng, khiến em bé bị thiếu chất và người mẹ không đảm bảo sức khỏe trong suốt quá trình mang thai.

Việc điều chỉnh chế độ ăn kết hợp luyện tập phù hợp sẽ giúp mẹ bầu cải thiện sức khỏe, có một thai kỳ thoải mái hơn để chào đón con yêu.

3.1 Mẹ bầu đái tháo đường thai kỳ nên ăn gì? 

  • Nên có chế độ ăn uống giảm lượng đường nạp vào cơ thể để đảm bảo mẹ bầu vẫn được cung cấp đủ năng lượng.
  • Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, không nên ăn quá nhiều và quá no gây tăng đường huyết sau ăn và hạ đường huyết khi chưa ăn.
  • Ưu tiên sử dụng các thực phẩm như: gạo lứt, thịt nạc, cá không mỡ, đậu phụ, sữa chua không đường, các loại sữa không béo và không đường, các loại đậu, rau xanh, các loại củ quả, cà chua, dầu ô liu, các loại hoa quả ít ngọt…
  • Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn thịt bò với lượng vừa phải và hợp lý, thịt bò có hàm lượng dinh dưỡng cao khiến mẹ bầu dễ bị tăng cân và khó kiểm soát lượng đường huyết.
dai-thao-duong-thay-ky

3.2 Mẹ bầu đái tháo đường thai kỳ nên kiêng gì?

  • Hạn chế thực phẩm ngọt, đồ hộp: Để kiểm soát đường huyết tốt hơn, việc đầu tiên mẹ bầu cần chú ý đó là phải hạn chế ăn các thực phẩm dễ gây tăng đường huyết như: Bánh kẹo; hoa quả ngọt như mít, na; kem, chè; hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối như mì gói, xúc xích, thịt khô, thức ăn đóng hộp…
  • Hạn chế ăn mặn, lượng natri mỗi ngày nạp vào cơ thể cần dưới 6 gram.
  • Giảm ăn thực phẩm nhiều chất béo như: lòng đỏ trứng, bơ, thực phẩm chiên xào, thực phẩm rán, mỡ động vật, nội tạng động vật.
  • Không sử dụng đồ uống có chứa cồn, chất kích thích như: rượu, bia, chè, cà phê… 

Chuyên khoa Sản của Phòng khám 125 Thái Thịnh cung cấp các dịch vụ chất lượng, cùng đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại.

3.3 Mẹ bầu đái tháo đường nên có chế độ tập luyện như thế nào?

Trong các phương pháp giúp làm hạn chế nguy cơ đái tháo đường thai kỳ và hỗ trợ kiểm soát đường huyết trong giai đoạn thai kỳ, việc duy trì tập luyện điều độ là biện pháp không thể thiếu và mang lại hiệu quả đáng kinh ngạc.

dai-thao-duong-thay-ky

Mẹ bầu có thể tham khảo các phương pháp để rèn luyện sức khỏe thể chất, cải thiện tâm trạng dưới đây:

  • Tham gia các khóa học dành cho  như: bơi lội, yoga, khiêu vũ… giúp giảm chứng đau lưng, ngừa táo bón, hạn chế phù nề khi mang thai, giảm đau đầu, giúp hệ thần kinh của con phát triển khỏe mạnh.
  • Đi bộ mỗi ngày khoảng 20 phút giúp hệ cơ săn chắc, kiểm soát cân nặng, giảm nguy cơ táo bón, hỗ trợ tim mạch…

Tuyệt đối không tự ý áp dụng các biện pháp chữa tiểu đường theo mách bảo hoặc chia sẻ hoặc sử dụng thuốc theo đơn thuốc của người bệnh khác mà không có sự thăm khám từ bác sĩ chuyên khoa. Việc tự ý điều trị và sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ sẽ rất nguy hiểm.

Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ vui khỏe để sẵn sàng chào đón con yêu ra đời!
 

Share
Tìm kiếm
Tag
vắc xincovid trẻ emlịch nghỉ tếtbệnh tuyến giáplịch nghỉ lễtiểu đường thai kỳung thư đại trực trànggói khámung thưhậu covid-19trĩ nộimẹ bầuphòng khámviêm mũi họngviêm lộ tuyến cổ tử cungbệnh giao mùatiêm phòng 6 trong 1ung thư phổihậu covidcách chăm sóc trẻ bị viêm họngăn không ngon miệngsắtxét nghiệmhội chứng ống cổ taychụp x-quang tuyến vútư vấn miễn phí ung thưung thư cổ tử cungviêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thaitrĩ ngoạikhám sức khỏe tổng quátxét nghiệm thinprep pap6 in 1trẻ emkhám phụ khoanghỉ lễ giỗ tổ hùng vươngdinh dưỡngtest covidHPVthủy đậu10/3tầm soát ung thưdấu hiệu bệnh tuyến giápsiêu âm 4Dbác sĩbị tuyến giáp khi mang thaitiền ung thưthinprep papmỏi taytáo bón ở trẻ sơ sinhtiêm phòngsiêu âm thaiviêm não mô cầuưu đãi 30/4phương pháp phòng ung thưtiêm vắc xinrối loạn giấc ngủnguyên nhân táo bónchán ănhau covid 19phòng ngừa covidnghiệm pháp dung nạp đườngdấu hiệu ung thư vúnang rối màng mạchung thư cổ tử cungvắc xin 6.1cách chữa táo bónung thư vú giai đoạn 0covid19ung thư tuyến giáptrẻ bị táo bónmang thaitrẻ bị sốtbệnh trĩpcrung thư cổ tử cungsiêu âm 5Dthăm khámxét nghiệm covidung thư dạ dàyung thư gantầm soát ung thư vúrối loạn kinh nguyệttrẻ bị viêm họngkhám thai125 thái thịnhdấu hiệutest nhanhhỏi đáp ung thưung thư vúNIPTtránh thaicovid-19khai trươngsau sinhxét nghiệm tiểu đườngvirut rotaung thử cổ tử cungmất ngủtê tayung thư cổ tử cung