Trên Thế giới hiện có khoảng 425 triệu người mắc bệnh tiểu đường. Trung bình, cứ mỗi giờ có thêm hơn 1.000 bệnh nhân tiểu đường mắc mới, mỗi 8 giây có 1 người tử vong do bệnh này. Việt Nam được xếp nằm trong nhóm 10 quốc gia có tỷ lệ gia tăng bệnh nhân tiểu đường cao nhất trên thế giới. Rõ ràng những số liệu này khiến nhiều người phải giật mình vì mức độ nguy hiểm của căn bệnh tiểu đường, làm thế nào để nhận biết được đối tượng có nguy cơ mắc tiểu đường cao để đề phòng từ giai đoạn sớm?
1. Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là gì?
Tiểu đường hay đái tháo đường là một bệnh mãn tính, khi lượng đường trong máu của bạn luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu. Người mắc chứng tiểu đường có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, gây ra tổn thương ở các cơ quan khác như mắt, thận, thần kinh và các bệnh lý nghiêm trọng khác.
Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là gì?
Bệnh tiểu đường được chia làm 3 loại phổ biến: tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 và tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra bệnh tiểu đường còn do thuốc, hoá chất, xơ sỏi tụy hoặc có những rối loạn về gen.
1.1. Tiểu đường type 1
Bệnh tiểu đường type 1 do cơ thể không còn tiết ra insulin. Đây là tình trạng bệnh lý tự miễn, thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên, khiến người bệnh phải điều trị bằng insulin suốt đời.
Ở giai đoạn đầu, người bệnh không có những triệu chứng đặc hiệu cho tới khi số lượng các tế bào sản xuất insulin bị ảnh hưởng đủ để tác động tới lượng insulin được sản xuất, khiến lượng đường trong máu tăng, từ đó các triệu chứng bắt đầu rõ ràng như:
- Khô miệng và khát nước liên tục
- Nhanh đói hơn bình thường
- Đi tiểu thường xuyên hoặc đi tiểu không kiểm soát vào lúc ngủ
- Sút cân không rõ nguyên nhân dù ăn nhiều
- Nhìn mờ
- Thường xuyên mệt mỏi và thay đổi tâm trạng
1.2. Tiểu đường type 2
Bệnh tiểu đường type 2 là bệnh rối loạn chuyển hóa carbohydrate có đặc điểm tăng glucose máu do khiếm khuyết về tiết insulin và do đề kháng insulin. Cơ thể đủ insulin nhưng không thể sử dụng insulin đúng cách hay insulin không thực hiện được chức năng. Những đối tượng sau dễ mắc bệnh đái tháo đường type 2: tăng huyết áp, béo phì, gia đình có tiền sử mắc đái tháo đường type 2, rối loạn lipid máu, phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang, người ít vận động, thường xuyên uống rượu bia, thuốc lá…

Sử dụng rượu bia, thuốc lá thường xuyên dễ bị mắc tiểu đường type 2
Ngoài những triệu chứng tương tự như tiểu đường type 1, người mắc bệnh tiểu đường type 2 có thể bị đau hoặc tê bì bàn chân, vết thương lâu lành, xuất hiện những mảng da tối màu ở các nếp gấp ở da trên cơ thể…
1.3. Tiểu đường thai kỳ
Theo thống kê cứ 7 phụ nữ mang thai lại có 1 người gặp phải tình trạng tiểu đường thai kỳ. Tiểu đường thai kỳ là tình trạng tình trạng lượng đường trong máu cao ở người mẹ trong thời gian mang bầu. Bệnh thường phát triển từ tuần thai thứ 24 - 28. Tuy nhiên tiểu đường thai kỳ vẫn có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường type 2 cho người mẹ trong tương lai.
Bệnh tiểu đường thai kỳ không có biểu hiện đặc biệt để nhận biết sớm, bệnh hầu như được phát hiện khi người mẹ đi khám và siêu âm thai. Một số yếu tố khiến bạn có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, gồm:
- Người mẹ bị thừa cân hoặc tăng cân nhanh trong thai kỳ
- Gia đình có người mắc tiểu đường type 2
- Phụ nữ mang thai trên 35 tuổi
- Đã hoặc đang mắc hội chứng buồng trứng đa nang
- Người đã từng sinh con trên 4 kg
- Người có tiền sử tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước đó
Đọc ngay: Đái tháo đường thai kỳ - Những điều mẹ bầu cần biết
2. Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường
Đa số gia đình có tiền sử bố mẹ, anh chị em ruột mắc bệnh tiểu đường sẽ có nguy cơ di truyền căn bệnh này cho đời sau. Ngoài yếu tố di truyền, những đối tượng sau cũng sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh như:
- Người trên 45 tuổi.
- Người có nhiều mỡ tập trung ở vùng eo, người có chỉ số khối cơ thể BMI cao hơn 25, có vòng eo >101cm nếu là nam và >89cm nếu là nữ.
- Người ít vận động, người bị thừa cân, béo phì kèm theo hiện tượng huyết áp cao (>140/90 mmHg ở người lớn).
- Người thường xuyên sử dụng chất kích thích như: rượu bia, thuốc lá…
- Người có tiền sử rối loạn đường trong máu khi đói hoặc rối loạn dung nạp đường, huyết áp cao hoặc mỡ máu bất thường.
- Phụ nữ có tiền sử tiểu đường thai kỳ hoặc có hội chứng buồng trứng đa nang có nguy cơ mắc tiểu đường type 2.
3. Phòng tránh đái tháo đường từ giai đoạn sớm
Chủ động điều chỉnh lối sống lành mạnh là cách tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt ở đối tượng đang có nguy cơ cao.
- Kiểm soát cân nặng bằng cách tăng cường tập luyện thể chất đều đặn, tránh giảm cân đột ngột
- Ưu tiên cung cấp cho cơ thể những loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, ít carbohydrate, ngũ cốc nguyên hạt, giảm thiểu tối đa lượng đường xấu
- Sử dụng thực phẩm có chất béo không bão hòa từ dầu ô liu, hạt hạnh nhân, đậu phộng, cá hồi, cá thu, cá ngừ, thịt gà, thịt lợn nạc, sữa ít béo…
- Hạn chế sử dụng rượu bia, việc sử dụng rượu quá nhiều có thể gây viêm tụy mãn tính, giảm khả năng tiết insulin dẫn tới bệnh tiểu đường.
- Không hút thuốc lá, hút thuốc lá làm nguy cơ mắc tiểu đường 50% so với người bình thường.
- Kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm các nguy cơ.
Chuyên khoa Nội - Phòng khám 125 Thái Thịnh cung cấp các dịch vụ chất lượng:
- Khám điều trị bệnh nội hô hấp;
- Khám điều trị bệnh nội tiêu hóa – gan mật;
- Khám điều trị bệnh nội thần kinh;
- Khám điều trị bệnh nội cơ – xương – khớp;
- Khám điều trị bệnh nội tim mạch - Khám, tư vấn, sàng lọc, tầm soát ung thư;
- Cung cấp gói khám sức khỏe tổng quát từ cơ bản đến nâng cao
Đặt lịch hẹn khám bác sĩ tại Phòng khám 125 Thái Thịnh.
Quý Khách hàng quan tâm xin vui lòng liên hệ hotline 0972 88 11 25 để được tư vấn!