Bổ sung DHA cho bà bầu như thế nào?

Bổ sung DHA cho bà bầu như thế nào?

CLINIC
19/05/2022

Để có một em bé thông minh, khỏe mạnh, thị lực tốt mẹ bầu cần ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện điều độ, khoa học. Song song với đó nhiều mẹ chọn bổ sung DHA trong suốt thai kỳ và đặc biệt là tam cá nguyệt thứ 3. DHA không những tốt cho thai nhi mà còn giúp mẹ bầu phòng tránh sinh non. Vậy mẹ đã biết cách bổ sung DHA như thế nào chưa, cùng tìm hiểu thông tin dưới đây nhé.

1. DHA là dưỡng chất vàng vô cùng quan trọng, vì sao ?

DHA là tên viết tắt của Docosahexaenoic Acid - một acid béo không no Omega-3, chiếm tỷ lệ rất cao trong chất xám của não bộ (ảnh hưởng tới sự thông minh) và trong võng mạc (tổng chỉ huy sự nhìn của mắt).

Ở người trưởng thành, DHA có vai trò bảo vệ khỏi nhiều bệnh mãn tính như tim mạch, trầm cảm, tiểu đường, thoái hóa thần kinh (Alzheimer).

Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ,  DHA rất cần thiết để đảm bảo sự phát triển về thị giác, thúc đẩy các kỹ năng trí tuệ và tâm lý tốt hơn.

2. Con người có thể tự sản sinh DHA?  

Cơ thể con người không thể tự sản sinh DHA. Do đó việc sử dụng thực phẩm có chứa DHA là rất cần thiết. DHA có nguồn gốc từ các loại hải sản như cá trích, cá hồi, cá ngừ, cá thu…

3. Thiếu DHA sẽ dẫn đến hậu quả gì?

DHA nằm trong nhóm các Acid béo Omega-3 thiết yếu, cùng với EPA(1) và ALA (2). Thiếu omega 3 sẽ dẫn đến nguy cơ bệnh tật, tác động đáng kể đến hoạt động của cơ  thể con người.

  • Đối với mẹ bầu, việc thiếu hụt DHA sẽ dẫn đến nguy cơ sinh non, tiền sản giật cũng như chứng trầm cảm sau sinh, các vấn đề về mãn kinh, bệnh loãng xương và các bệnh lý tim mạch khác. Với tác dụng kích thích cơ thể thai phụ sản xuất nhiều hồng cầu nhằm đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng và oxy cho sự phát triển của thai nhi, DHA là thành phần dinh dưỡng không thể thiếu ở phụ nữ trong lúc mang thai và cho con bú.  
  • Đối với thai nhi và trẻ sơ sinh, việc thiếu hụt DHA sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển hệ miễn dịch của trẻ, làm tăng nguy cơ trẻ mắc bệnh hen suyễn và dị ứng sau này. Đồng thời bổ sung đầy đủ DHA rất tốt cho sự phát triển trí thông minh của trẻ. Vì vậy, trẻ cần được hấp thu DHA thông qua nhau thai khi còn trong bụng mẹ và sữa mẹ khi chào đời.

DHA rất tốt cho sự phát triển trí não và thị lực của thai nhi (Ảnh minh họa)

4. Nhu cầu DHA cho bà bầu theo từng giai đoạn

- Trong 3 tháng đầu:

Đây là giai đoạn cần bổ sung đầy đủ và cân bằng hầu hết các dưỡng chất DHA, canxi, sắt, vitamin và khoáng chất,… Lượng DHA mẹ cần bổ sung mỗi ngày trong thời gian này là 100 - 120mg mỗi ngày. 

- Trong 3 tháng giữa thai kỳ:

Cần tăng cường bổ sung DHA cho thai nhi vì não của bé phát triển liên tục và mạnh nhất với hơn 250.000 tế bào thần kinh hình thành trong mỗi phút. DHA cho bà bầu giai đoạn này cũng là lớn nhất, mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ 200g DHA mỗi ngày. 

- Trong 3 tháng cuối thai kỳ:

Trong  3 tháng cuối của thai kỳ, kích thước của thai nhi và não bộ tăng nhanh nên cần nhiều acid béo để tập trung phát triển hệ thần kinh và mạch máu. Đây thời kỳ tương đối nhạy cảm, tiền đề giúp mẹ bầu giảm nguy cơ sinh non, tai biến tiền sản giật, giúp thai nhi phát triển tốt nhất ngay từ những năm tháng đầu đời. 

Tuy không phải tăng khẩu phần ăn uống như 3 tháng giữa, nhưng các mẹ cần duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý, bổ sung viên uống chứa DHA nhiều hơn hai giai đoạn trước cho trí não con phát triển tốt nhất đồng thời  dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn.

Các loại hạt cung cấp lượng DHA dồi dào cho thai phụ (Ảnh minh họa)

5. Bổ sung DHA cho mẹ bầu như thế nào để tốt cho sức khỏe cả mẹ và con?

- Thực phẩm giàu DHA

+ Cá biển: Cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi… là các loại cá biển có chứa hàm lượng lớn DHA rất tốt cho sự phát triển trí thông minh của bé, nhưng mẹ bầu chỉ nên ăn cá biển với lượng vừa phải (300gram/tuần), để tránh nguy cơ nhiễm độc thủy ngân.

+ Lòng đỏ trứng gà: có chứa nhiều DHA và choline rất tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi. Tuy nhiên chỉ nên ăn trứng đã chín hoàn toàn, không nên ăn trứng lòng đào, trứng đánh bông.

+ Các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt điều, lạc…, rất giàu DHA tốt cho trí não và thị giác của trẻ nhỏ. Mẹ bầu có thể làm sữa từ các loại hạt này hoặc sử dụng như món ăn vặt hàng ngày.

+ Rau xanh như súp lơ, bắp cải, bí ngô, cải xoăn, cải xoong cũng rất dồi dào lượng DHA và chất xơ giúp mẹ bầu cải thiện bữa ăn hàng ngày. Lưu ý mua rau sạch và chế biến đúng cách để đảm bảo sức khỏe.

+ Sữa dành riêng cho bà bầu được bổ sung hàm lượng DHA tốt cho sự phát triển của thai nhi.

- Viên uống DHA

Trên thị trường hiện có rất nhiều loại vitamin tổng hợp hoặc các loại viên bổ sung DHA riêng dành cho phụ nữ mang thai với hàm lượng DHA phù hợp. Tuy nhiên, các mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn cụ thể về nhu cầu sử dụng và  mức độ thiếu hụt DHA trong bữa ăn hàng ngày.

Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung các loại thuốc bổ (Ảnh minh họa)

Phòng khám 125 Thái Thịnh đồng hành cùng mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.

  • Đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, tận tình thăm khám và điều trị.
  • Trang thiết bị hiện đại, tiên tiến bậc nhất.
  • Quy trình đón tiếp, chăm sóc người bệnh ân cần chu đáo, chuyên nghiệp.
  • Đặt lịch trực tuyến nhanh chóng, không phải chờ đợi.
  • Làm việc tất cả các ngày trong tuần, từ thứ 2 đến Chủ nhật.

Quý khách hãy liên hệ Hotline để được tư vấn: 0972 88 11 25.

Share
Tìm kiếm
Tag
vắc xincovid trẻ emlịch nghỉ tếtbệnh tuyến giáplịch nghỉ lễtiểu đường thai kỳung thư đại trực trànggói khámung thưhậu covid-19trĩ nộimẹ bầuphòng khámviêm mũi họngviêm lộ tuyến cổ tử cungbệnh giao mùatiêm phòng 6 trong 1ung thư phổihậu covidcách chăm sóc trẻ bị viêm họngăn không ngon miệngsắtxét nghiệmhội chứng ống cổ taychụp x-quang tuyến vútư vấn miễn phí ung thưung thư cổ tử cungviêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thaitrĩ ngoạikhám sức khỏe tổng quátxét nghiệm thinprep pap6 in 1trẻ emkhám phụ khoanghỉ lễ giỗ tổ hùng vươngdinh dưỡngtest covidHPVthủy đậu10/3tầm soát ung thưdấu hiệu bệnh tuyến giápsiêu âm 4Dbác sĩbị tuyến giáp khi mang thaitiền ung thưthinprep papmỏi taytáo bón ở trẻ sơ sinhtiêm phòngsiêu âm thaiviêm não mô cầuưu đãi 30/4phương pháp phòng ung thưtiêm vắc xinrối loạn giấc ngủnguyên nhân táo bónchán ănhau covid 19phòng ngừa covidnghiệm pháp dung nạp đườngdấu hiệu ung thư vúnang rối màng mạchung thư cổ tử cungvắc xin 6.1cách chữa táo bónung thư vú giai đoạn 0covid19ung thư tuyến giáptrẻ bị táo bónmang thaitrẻ bị sốtbệnh trĩpcrung thư cổ tử cungsiêu âm 5Dthăm khámxét nghiệm covidung thư dạ dàyung thư gantầm soát ung thư vúrối loạn kinh nguyệttrẻ bị viêm họngkhám thai125 thái thịnhdấu hiệutest nhanhhỏi đáp ung thưung thư vúNIPTtránh thaicovid-19khai trươngsau sinhxét nghiệm tiểu đườngvirut rotaung thử cổ tử cungmất ngủtê tayung thư cổ tử cung