BỔ SUNG CANXI CHO BÀ BẦU VÀ NHỮNG ĐIỀU ĐẶC BIỆT CẦN LƯU Ý

BỔ SUNG CANXI CHO BÀ BẦU VÀ NHỮNG ĐIỀU ĐẶC BIỆT CẦN LƯU Ý

CLINIC
21/12/2021

Phụ nữ mang thai cần bổ sung đủ canxi theo yêu cầu từng giai đoạn để tránh bị loãng xương, sinh con khỏe mạnh, không bị còi xương, sinh thiếu tháng, sức đề kháng kém. Tuy nhiên tùy vào sức khỏe của mẹ, lượng thực phẩm ăn hàng ngày mà các mẹ nên bổ sung bao nhiêu canxi là đủ. Dưới đây là những thông tin sẽ giúp các mẹ biết cách bổ sung canxi sao cho đúng. Các mẹ cùng Phòng khám Đa khoa 125 Thái Thịnh tìm hiểu nhé!

Khi mang thai vì sao cần bổ sung canxi?

Khi có thai, nhu cầu canxi tăng lên: Trong 3 tháng đầu, nhu cầu là 800mg, 3 tháng giữa là 1.000mg, 3 tháng cuối và khi nuôi con bú là 1.500mg vì thai càng lớn thì xương thai nhi càng phát triển.

Người có thai thiếu canxi có thể thấy mệt mỏi, đau nhức bắp cơ, tê chân, đau lưng, đau khớp, răng lung lay, chuột rút, nặng hơn nữa thì lên cơn co giật do hạ canxi huyết quá mức mà biểu hiện đặc trưng là co giật các cơ mặt và chi trên với bàn tay co rúm. Đối với thai thiếu canxi sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng ngay khi còn trong bụng mẹ, bị còi xương bẩm sinh, biến dạng các xương gây dị hình, lùn thấp…

Bà bầu thiếu canxi có tác hại như thế nào?

Khi mang thai, người mẹ không được cung cấp đủ lượng canxi cần thiết mỗi ngày thì bào thai sẽ lấy lượng canxi thiếu đó từ chính xương của cơ thể mẹ, ảnh hưởng đến sức khỏe sau này của mẹ. Sẽ có khoảng 30g canxi được chuyển từ cơ thể mẹ đến bào thai trong toàn bộ quá trình thai kì và 80% quá trình này xảy ra trong 3 tháng cuối. Vì thế bổ sung canxi đủ và đúng liều là hết sức cần thiết.

Thiếu canxi, bà bầu dễ tăng huyếp áp. Gần đây, qua thực nghiệm và lâm sàng cho thấy nếu mang thai đến tuần thứ 15, bắt đầu cho uống mỗi ngày 2g canxi thì huyết áp giữ được mức thấp hơn trung bình trong suốt thai kỳ. Nếu mỗi ngày chỉ dùng 1g thì sau tuần mang thai thứ 24, phụ nữ mang thai được bổ sung canxi đó không khác gì người không được bổ sung, huyết áp tăng lên dần, có khả năng gây ra các triệu chứng của bệnh tăng huyết áp thai kỳ.

Trong giai đoạn sau của thai kỳ, do nhu cầu canxi để phát triển xương khớp của thai nhi nên cuống rốn tiết ra một lượng estrogen cản trở việc tái hấp thu canxi của xương trong cơ thể mẹ. Khi canxi trong máu mẹ giảm, hoạt động bài tiết hormon của tuyến cận giáp tăng lên. Dưới tác dụng của hormon cận giáp làm cho phốt pho trong xương hòa tan, chuyển vào tuần hoàn máu đồng thời gia tăng sự hấp thu canxi trong đường ruột để giữ mức canxi trong máu. Nồng độ hormon của tuyến cận giáp có liên quan trực tiếp tới huyết áp, hormon của tuyến cận giáp cao thì huyết áp càng tăng. Vì vậy, nếu được bổ sung canxi đầy đủ có thể giảm nhẹ sự bài tiết hormon của tuyến cận giáp do canxi trong máu tụt xuống gây ra, làm cho huyết áp hạ xuống và duy trì ở mức thấp.

Ngoài ra, việc bổ sung canxi có thể giảm tính nhạy cảm trong mạch máu, ức chế sự phản ứng của cơ trơn mạch máu đối với vật chất nâng áp lực trong cơ thể. Do đó, canxi có thể phòng ngừa chứng tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai.

Bà bầu nên lựa chọn thực phẩm nào để bổ sung canxi?

Canxi là một thành phần có sẵn trong các thực phẩm chúng ta ăn uống hằng ngày hoặc uống sữa bầu. Nhưng không phải thực phẩm nào cũng bổ sung Canxi bạn có thể tham khảo một số thức ăn động vật sau đây chứa nhiều canxi hơn cả: cua đồng (5.040mg%, tức là có 5.040mg canxi trong 100g cua); tôm đồng (1.120mg%); sữa bột (939mg%), sữa bò và dê tươi (147mg%).

– Còn trong các loại thức ăn thực vật thì :  vừng (1.200mg%), rau cần (325mg%), cà rốt (323mg%) sữa bột đậu nành (224mg%)…

– Mặc dù các thức ăn đó nhiều Canxi như vậy nhưng không phải ăn vào bao nhiêu canxi thì cơ thể  chúng ta hấp thu được hết mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tùy theo loại thức ăn, ví dụ sữa bò có lượng canxi cao hơn trong sữa mẹ nhưng lại khó được hấp thu hơn. Hay tùy cơ thể mỗi người, tùy thành phần của photpho và vitamin D mà sự hấp thu canxi nhiều hay ít.

– Ở phụ nữ trưởng thành lượng hấp thu và chuyển hóa canxi còn phụ thuộc hormon estrogen của buồng trứng vì thế ở người mãn kinh, do buồng trứng không hoạt động, estrogen thiếu hụt làm tăng tình trạng loãng xương. Chính vì vậy việc ăn uống đầy đủ với thức ăn đa dạng, nhiều rau, củ, quả, không kiêng khem vô lý và chọn lựa thức ăn có nhiều canxi cho bà mẹ mang thai là điều cần thiết, tránh được tình trạng thiếu canxi cho cả mẹ và thai.

– Ngoài ăn uống hàng ngày bạn có thể cung cấp canxi cho cơ thể bằng các loại thuốc có canxi nhưng tất cả phải theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Lượng canxi cần bổ sung cho phụ nữ mang thai theo thai kỳ

Việc bổ sung canxi khi mang thai không thể tùy tiện và phải có hướng dẫn của bác sĩ, tuy nhiên có 3 giai đoạn quan trọng sau đây mẹ bầu nên biết.

3 tháng đầu thai kỳ: Trong thời kỳ đầu mang thai, thai phụ cần phải được cung cấp khoảng 50mg canxi mỗi ngày. Như vậy, trong 3 tháng đầu, các thai phụ cần khoảng 800mg canxi. Mẹ bầu nên uống 1-2 cốc sữa mỗi ngày sẽ đủ với nhu cầu canxi cơ thể cần trong giai đoạn này.

3 tháng giữa thai kỳ: Đây là giai đoạn các bà bầu cần phải được cung cấp canxi nhiều hơn. Mỗi ngày, bên cạnh việc chú ý bổ sung các thực phẩm có chứa canxi, các bác sĩ sản khoa khuyên thai phụ nên tắm nắng, ánh nắng có thể thúc đẩy sự tổng hợp vitamin D và nâng cao tỷ lệ hấp thu canxi. Ngoài ra, việc vận động có thể nâng cao khả năng hoạt động của xương và khớp, cải thiện tình trạng của xương.

Việc bổ sung canxi cho bà bầu không nên chậm quá 20 tuần của thai kỳ bởi đây là giai đoạn hình thành xương của thai nhi trong bụng. Thời kỳ này, thai phụ cần phải được cung cấp khoảng 1200mg canxi.

3 tháng cuối thai kỳ: 3 tháng cuối của thai kỳ là giai đoạn xương của trẻ bắt đầu được ổn định và mỗi ngày, người mẹ cần phải được cung cấp từ 600 đến 1500mg canxi. Như vậy, lượng canxi sẽ đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của cả bản thân người mẹ và thai nhi trong bụng.

Một số lưu ý cần biết khi bổ sung canxi cho bà bầu

Canxi mặc dù rất tốt nhưng cái gì cũng vậy, nếu nhiều quá cũng không tốt vì nếu bổ sung dư thừa canxi thì lượng canxi thừa bị đào thải qua nước tiểu có thể gây sỏi tiết niệu hay canxi hóa động mạch. Với những thai phụ được bác sĩ chỉ định uống bổ sung canxi thì nên lưu ý:- Khi bổ sung viên nang canxi, tốt nhất uống sau bữa sáng (hoặc bữa trưa) 1 tiếng đồng hồ (sau bữa sáng là tốt hơn cả). Tránh uống canxi vào buổi tối (đặc biệt không uống trước giờ đi ngủ) vì có thể gây sỏi thận hoặc cản trở giấc ngủ

– Khi chọn dùng thuốc Canxi cho người có thai bạn cũng nên chú ý người có thai không có bệnh lý gì thì dùng thuốc có canxi loại nào cũng được, nhưng đối với người có thai bị tăng huyết áp, tiền sản giật có chế độ hạn chế muối natri thì cần thận trọng khi dùng các loại thuốc canxi có lẫn natri; người có thai mắc tiểu đường cần thận trọng với các thuốc có hàm lượng đường trong đó.

Trường hợp phải dùng thuốc lâu dài thì không nên dùng thuốc canxi có gốc lactate vì khi chuyển hóa trong cơ thể sẽ sinh ra nhiều acid lactic gây mệt mỏi và nếu phải uống với liều lượng nhiều, nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, bởi vì mỗi lần uống cơ thể chỉ có khả năng hấp thu khoảng 500mg canxi một lúc.

– Một lưu ý nhỏ nữa đó là bạn nên chọn loại canxi không chứa chì vì có một số nhãn hiệu viên bổ sung canxi có thể chứa hàm lượng nhỏ chì nhưng cũng đủ gây hại cho thai và không bổ sung canxi cùng lúc với những thực phẩm có chứa oxalate như chocolate, trà (cả trà thảo dược), dâu tây, nước ép hoa quả… vì thực phẩm chứa oxalate khi kết hợp với canxi sẽ làm giảm hấp thu.

Trên đây là tất cả những thông tin cần thiết về cách bổ sung canxi đúng cách cho các mẹ bầu. Mẹ bầu hãy lưu ý và thực hiện đúng để mẹ và bé yêu luôn khỏe mạnh nhé! Khi cần tư vấn về sức khỏe thai kỳ các mẹ hãy liên hệ với Phòng khám Đa khoa 125 Thái Thịnh. Với đội ngũ Bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm, chuyên môn cao từ Chuyên khoa Sản Phòng khám luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn!

PHÒNG KHÁM LÀM VIỆC TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN

➡ Sáng 07h30 - 12h || Chiều 13h30 - 20h

➡ Điện thoại: (024) 3853 5522 | 730 96 888

➡ Hotline: 0972 88 11 25 

➡ Fanpage: Thái Thịnh Medic

Biên tập – Sưu tầm

Share
Tìm kiếm
Tag
vắc xincovid trẻ emlịch nghỉ tếtbệnh tuyến giáplịch nghỉ lễtiểu đường thai kỳung thư đại trực trànggói khámung thưhậu covid-19trĩ nộimẹ bầuphòng khámviêm mũi họngviêm lộ tuyến cổ tử cungbệnh giao mùatiêm phòng 6 trong 1ung thư phổihậu covidcách chăm sóc trẻ bị viêm họngăn không ngon miệngsắtxét nghiệmhội chứng ống cổ taychụp x-quang tuyến vútư vấn miễn phí ung thưung thư cổ tử cungviêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thaitrĩ ngoạikhám sức khỏe tổng quátxét nghiệm thinprep pap6 in 1trẻ emkhám phụ khoanghỉ lễ giỗ tổ hùng vươngdinh dưỡngtest covidHPVthủy đậu10/3tầm soát ung thưdấu hiệu bệnh tuyến giápsiêu âm 4Dbác sĩbị tuyến giáp khi mang thaitiền ung thưthinprep papmỏi taytáo bón ở trẻ sơ sinhtiêm phòngsiêu âm thaiviêm não mô cầuưu đãi 30/4phương pháp phòng ung thưtiêm vắc xinrối loạn giấc ngủnguyên nhân táo bónchán ănhau covid 19phòng ngừa covidnghiệm pháp dung nạp đườngdấu hiệu ung thư vúnang rối màng mạchung thư cổ tử cungvắc xin 6.1cách chữa táo bónung thư vú giai đoạn 0covid19ung thư tuyến giáptrẻ bị táo bónmang thaitrẻ bị sốtbệnh trĩpcrung thư cổ tử cungsiêu âm 5Dthăm khámxét nghiệm covidung thư dạ dàyung thư gantầm soát ung thư vúrối loạn kinh nguyệttrẻ bị viêm họngkhám thai125 thái thịnhdấu hiệutest nhanhhỏi đáp ung thưung thư vúNIPTtránh thaicovid-19khai trươngsau sinhxét nghiệm tiểu đườngvirut rotaung thử cổ tử cungmất ngủtê tayung thư cổ tử cung