125 Thái Thịnh
Chuyên khoa
    Dịch vụ
      Tin tức
        Hỏi đáp chuyên gia
          CẢNH BÁO: TRẺ NÔN NHIỀU CÓ THỂ DO BỆNH LÝ NGUY HIỂM

          CẢNH BÁO: TRẺ NÔN NHIỀU CÓ THỂ DO BỆNH LÝ NGUY HIỂM

          CLINIC
          04/10/2022

          Quá trình nuôi con, không ít lần cha mẹ lo lắng khi trẻ nôn sau khi ăn no, hoạt động mạnh, khi ho nhiều... Hiện tượng nôn ở trẻ nhiều khi không phải là bệnh lý đường tiêu hóa đơn giản mà đó có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh toàn thân nguy hiểm. Hãy cùng điểm qua những bệnh lý nguy hiểm nếu trẻ nôn quá nhiều qua bài viết sau đây cùng Phòng khám 125 Thái Thịnh nhé!

          1. Một số cảnh báo bệnh khi trẻ nôn

          Nôn là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra miệng có áp lực. Khi trẻ nôn nhiều cha mẹ có thể quan sát các biểu hiện kèm theo và nhận biết một số bệnh lý sau.

          1.1. Ngộ độc thực phẩm

          Khi trẻ nôn bất thường cha mẹ có thể nghĩ đến việc trẻ bị ngộ độc thực phẩm, các triệu chứng có thể sẽ xuất hiện từ 2 đến 48 giờ sau khi trẻ ăn thức ăn không đảm bảo, bao gồm:

          • Nôn mửa
          • Tiêu chảy
          • Đau bụng
          • Sốt
          • Ớn lạnh
          • Đau đầu
          • Trẻ quấy khóc 

          Các triệu chứng thường sẽ kéo dài một hoặc hai ngày, nhưng có thể tiếp tục trong một tuần hoặc hơn trong những trường hợp nghiêm trọng. Do đó cha mẹ cần theo dõi và đưa trẻ đi khám kịp thời.

          trẻ nôn nhiều

          Ngộ độc thử phẩm khiến trẻ quấy khóc

          1.2. Bệnh viêm dạ dày ruột

          Đây là một bệnh nhiễm trùng đường ruột rất phổ biến do nhiều loại virus, vi khuẩn hoặc vi trùng gây ra. Trong đó virus là nguyên nhân phổ biến của viêm dạ dày ruột:

          • Trẻ nôn nhiều, liên tục trung bình từ 5-30 phút/lần trong 1-12h đầu.
          • Triệu chứng đi kèm: trẻ sốt, đau bụng, tiêu chảy.

          Hiện tượng viêm dạ dày ruột rất dễ bị nhầm lẫn với ngộ độc thức ăn ở trẻ. Tuy nhiên nếu bị ngộ độc thức ăn trẻ sẽ nôn sau vài giờ khi ăn thức ăn không đảm bảo và thường không kéo dài quá 12h. Trẻ thường không sốt, có hoặc không bị tiêu chảy.

          Đọc thêm: Cảnh báo dấu hiệu trẻ nhiễm Adenovirus mà bố mẹ cần lưu ý

          1.3. Lồng ruột

          Lồng ruột là bệnh lý nguy hiểm với trẻ nhỏ nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời. Bệnh có biểu hiện:

          • Trẻ nôn liên tục
          • Quan sát thấy trẻ thường co chân về phía bụng
          • Trẻ bỏ ăn, người nhợt nhạt
          • Đi ngoài phân lỏng, có thể có máu trong phân
          trẻ nôn nhiều

          Lồng ruột khiến trẻ biếng ăn, bỏ ăn

          1.4. Tắc ruột

          Đây là bệnh lý xảy ra khi ruột của trẻ có hiện tượng bị xoắn lại. Mặc dù hiếm gặp nhưng tắc ruột lại là bệnh rất nguy hiểm cần được cấp cứu kịp thời.

          Triệu chứng then chốt là đau bụng dữ dội. Nếu trẻ chỉ đau vừa hoặc không đau thì không nghĩ nhiều tới tắc ruột. Các triệu chứng thường gặp bao gồm: đau bụng đột ngột, đau dữ dội liên tục hoặc từng cơn. Nôn nhiều, nôn ra mật xanh vàng, hường là nôn vọt (không bắt buộc), không đại tiện, da dẻ nhợt nhạt, tái xanh, vã mồ hôi…

          1.5. Nhiễm trùng tiết niệu

          Khi bị nhiễm trùng tiết niệu trẻ sẽ nôn nhiều cùng với đó là biểu hiện sốt cao, đau và khó chịu khi đi tiểu, nước tiểu có mùi khó chịu. Lúc này cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

          1.6. Hẹp phì đại môn vị

          Đây là bệnh lý bẩm sinh cần được chỉ định phẫu thuật. Bệnh nguy hiểm nếu chẩn đoán muộn và điều trị không đúng sẽ dẫn đến tình trạng mất nước, sút cân nhanh chóng, suy kiệt nặng và khó hồi phục.

          Bệnh có triệu chứng điển hình là nôn sau ăn: Nôn nhiều bắt đầu từ tuần thứ 4 đến tuần 8 sau sinh, nôn càng lúc càng nhiều, nôn xuất hiện sau bữa ăn, nôn ra sữa, sau nôn trẻ thường đòi ăn ngay. Đôi khi có thể nôn ra dịch lẫn máu hoặc dịch xanh vàng.

          2. Cần làm gì khi trẻ nôn liên tục

          Nếu trẻ nôn ít, nôn sau uống thuốc hoặc do ăn no hay vận động mạnh cha mẹ có thể theo dõi và tránh nguyên nhân này. Điều cần làm khi trẻ nôn đó là:

          • Thay đổi chế độ ăn của trẻ: Nên cho trẻ ăn đồ mềm, dễ tiêu nhưng vẫn phải đủ chất dinh dưỡng, nên chia nhỏ bữa ăn, không ép trẻ ăn quá nhiều.
          • Theo dõi hiện tượng mất nước ở trẻ với các dấu hiệu sau: Đi tiểu ít; Miệng, lưỡi và môi khô; Ít nước mắt khi khóc; Mắt hóp; Mệt mỏi; Bực tức hoặc thiếu năng lượng, mơ màng
          • Cho bé nghỉ ngơi nhiều sau khi nôn để ổn định lại hệ tiêu hóa.
          • Tuyệt khối không tự ý sử dụng thuốc chống nôn khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

          3. Khi nào trẻ nôn cần được đi khám bác sĩ

          Trẻ nôn nhiều có thể do bệnh lý nguy hiểm mà cha mẹ cần phát hiện kịp thời. Cần đưa trẻ đi khám ngay khi trẻ nôn kèm theo dấu hiệu:

          • Sốt cao, đau đầu, đau bụng dữ dội
          • Có dấu hiệu mất nước
          • Cha mẹ nghi ngờ trẻ bị ngộ độc thực phẩm
          • Trẻ trong trạng thái lơ mơ hoặc kích thích
          • Trẻ co giật
          • Trẻ nôn liên tục trên 24h.
          trẻ nôn nhiều

          Đưa trẻ đi khám khi có dấu hiệu sốt cao

          Đặt lịch hẹn khám bác sĩ tại Phòng khám 125 Thái Thịnh.

          Khoa Nhi - Phòng khám 125 Thái Thịnh với bề dày kinh nghiệm đã trở thành địa chỉ tin cậy cho các cha mẹ.

          • Đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, tận tình thăm khám và điều trị.
          • Chỉ sử dụng kháng sinh khi thực sự cần thiết.
          • Trang thiết bị hiện đại, đảm bảo chất lượng.
          • Đón tiếp, chăm sóc người bệnh chu đáo, chuyên nghiệp.
          • Đặt lịch nhanh chóng, không phải chờ đợi.
          • Làm việc tất cả các ngày trong tuần từ Thứ 2 - Chủ nhật.

          Liên hệ Hotline: 0972 88 11 25 để được tư vấn và đặt hẹn trực tuyến!

          Share