125 Thái Thịnh
Chuyên khoa
    Dịch vụ
      Bác sĩ
        Tin tức
          Hỏi đáp chuyên gia
            Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào?

            Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào?

            THAI THINH MEDIC
            28/04/2022

            Tiểu đường thai kỳ là nỗi lo của tất cả các mẹ bầu, bởi bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Việc phát hiện sớm và can thiệp kịp thời sẽ giúp giảm đáng kể các biến chứng. Cùng tìm hiểu các dấu hiệu, nguyên nhân, biến chứng của tiểu đường thai kỳ dưới bài viết sau.

            Tiểu đường thai kỳ là gì?

            Tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu ở thai phụ cao hơn mức cho phép và xảy ra trong quá trình mang thai từ tuần thai 24 – 28. Tiểu đường thai kỳ có 2 type,  type 1 và type 2. Thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ type 1 có thể kiểm soát bệnh thông qua chế độ ăn uống và luyện tập thể dục. Thai phụ mắc tiểu đường type 2 cần dùng insulin hoặc các loại thuốc khác để điều trị bệnh.

            Nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ

            Insulin là một hormone do tuyến tụy sản sinh và nằm ở phía sau dạ dày, giúp cơ thể chuyển hóa đường thành năng lượng, đồng thời kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên, trong trường hợp mang thai, các hormone của nhau thai làm rối loạn việc sản sinh này. Tuyến tụy cần phải sản xuất nhiều insulin hơn, có khi gấp 2 lần. Nhu cầu tăng cao nhưng tuyến tụy không đảm bảo sản xuất đủ lượng insulin cần thì glucose máu sẽ tăng cao. Đó là nguyên nhân của tiểu đường thai kỳ.

            Tình trạng này có mối quan hệ mật thiết với các thai phụ thừa cân béo phì, hoặc những người có tiền sử gia đình có người bị bệnh tiểu đường…

            tieu-duong-thai-ky-nguy-hiem-nhu-the-nao-1

            Tiểu đường thai kỳ là nỗi lo của tất cả các mẹ bầu

            Dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ

            Các triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ thường không đặc hiệu vì vậy thai phụ phát hiện bệnh khi thực hiện kiểm tra định kỳ.

            Một số dấu hiệu thường gặp có thể là dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ:

            - Cảm thấy thường xuyên khát nước, hay thức giấc giữa đêm để uống nước;

            - Đi tiểu nhiều lần trong ngày và lượng nước tiểu cũng nhiều hơn so với các thai phụ khác;

            - Khi bị trầy xước, vết thương sẽ rất lâu lành;

            - Dễ bị nhiễm nấm ở vùng kín, dùng thuốc trị nấm thông thường không hiệu quả.

            - Dấu hiệu sụt cân, mệt mỏi, thiếu sức sống.

            Tiểu đường thai kì nguy hiểm như thế nào?

            Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Cụ thể:

            Đối với mẹ

            - Các biến chứng thai kỳ thường gặp như tiền sản giật, sản giật cao gấp 4 lần so với người bình thường, nhiễm trùng, băng huyết sau sinh...

            - Khó sinh: Đường trong máu của mẹ sẽ truyền sang bé, làm tuyến tụy của bé hoạt động nhiều hơn bình thường để sản xuất thêm insulin. Điều này dẫn đến phân thân trên của bé – vai phát triển nhanh trong thai kỳ. Một số trường hợp có thể gây gãy xương do vai rộng hoặc tổn thương não trong quá trình sinh nở.

            - Sinh non, thai chết lưu, đa ối, vỡ ối gây nguy hiểm đến mẹ và bé.

            Đối với thai nhi

            - Gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của phôi, gây sảy thai tự nhiên, thai lưu, và dị tật bẩm sinh (tỷ lệ 8-13%, cao gấp 2-4 lần so với nhóm không bị tiểu đường thai kỳ). Các dị tật thường gặp là tổn thương hệ thần kinh, tim, các mạch máu lớn, hệ xương, thận, tiết niệu.

            - Tăng tỷ lệ tử vong chu sinh (chiếm 20-30%) do trẻ bị hạ đường huyết, hạ canci máu sau sinh. 

            - Tăng tỷ lệ suy hô hấp, bệnh màng trong, xẹp phổi do ngăn cản quá trình hoàn thiện của phổi thai nhi.

            - Béo phì: Nếu mẹ bị thừa cân và đái tháo đường trước khi mang thai, em bé sinh ra có nguy cơ thừa cân gấp 3,5 lần so với những bé khác.

            tieu-duong-thai-ky-nguy-hiem-nhu-the-nao-2

            Nghiệm pháp dung nạp đường được thực hiện từ tuần thai 24-28

            Đối tượng nào cần sàng lọc bệnh tiểu đường thai kì

            Tiểu đường thai kỳ thường không có biểu hiện gì rõ ràng nên rất khó phát hiện. Nếu bị tiểu đường thai kỳ mà không kiểm soát được, hoặc kiểm soát muộn, lượng đường huyết trong máu tăng cao, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi.

            Chính vì vậy, tất cả các bà bầu cần được tầm soát bằng nghiệm pháp dung nạp đường lúc thai từ 24 đến 28 tuần.

            Ngoài ra, những đối tượng sau có nguy cơ cao bị tiểu đường thai kỳ, cần được tầm soát ngay từ lần khám thai đầu tiên:

            - Gia đình có người tiểu đường

            - Tiểu đường thai kỳ ở lần sinh trước

            - Tiền căn sinh con to (> 4000gr)

            - Tiền căn thai lưu (đặc biệt ba tháng cuối), sinh con dị tật

            - Có ≥ 3 lần sẩy thai liên tiếp.

            - Sản phụ > 35 tuổi, béo phì, mắc hội chứng buồng trứng đa nang...

            Bạn cần chuẩn bị gì khi đi test tiểu đường thai kỳ

            Bạn cần phải nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi làm xét nghiệm, trước đó bạn nên ăn bữa cuối như bình thường. Vào nơi xét nghiệm bạn sẽ được thử đường huyết đói, sau đó được uống 75g đường glucose, rồi được thử đường huyết 1 giờ và 2 giờ sau uống nước đường. Do vậy, sẽ dễ hơn khi thực hiện test này vào buổi sáng, bạn nên đến sớm để hoàn thành sớm 3 lần lấy máu rồi đi ăn sáng, nếu bạn đến trễ, thời gian nhịn đói kéo dài bạn dễ bị hạ đường huyết.

            tieu-duong-thai-ky-nguy-hiem-nhu-the-nao-3

            Phòng khám 125 Thái Thịnh đồng hành cùng mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh

            Điều trị bệnh như thế nào?

            Thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kì cần được hướng dẫn, theo dõi đường máu chặt chẽ của bác sĩ nội tiết và bác sĩ sản khoa để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.

            Điều trị tiểu đường thai kỳ hiện nay chủ yếu là điều chỉnh chế độ ăn, một số trường hợp nếu không kiểm soát được bằng chế độ ăn sẽ cần tiêm Insulin. Cho đến nay Insulin human là thuốc duy nhất được FDA công nhận cho điều trị tiểu đường thai kỳ.

            Các sản phụ tiểu đường thai kỳ cần đo đường huyết 4- 6 lần/ngày (vào trước bữa ăn, 2h sau ăn và trước khi đi ngủ). Cần liên hệ với bác sỹ ngay khi đường huyết cao hoặc thấp hơn bình thường.

            Bị tiểu đường thai kỳ thai phụ cần làm gì?

            Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt cần thay đổi chế độ ăn và tập luyện thể dục. Cụ thể:

            Ba bữa ăn chính cần ăn ít lại, thêm vào 2 đến 4 bữa phụ. Chia nhỏ bữa ăn giúp cho lượng đường nạp vào ổn định không quá cao hoặc quá thấp. Bữa ăn vẫn gồm các chất chứa glucose như chế độ ăn bình thường nhưng lượng ít hơn, tốt nhất nên ăn các loại thực phẩm chứa glucose và chất xơ như khoai, đậu… Các chất xơ sẽ giúp cho thức ăn được tiêu hóa và phóng thích glucose chậm và từ từ giúp ổn định đường huyết hơn các nguồn glucose khác.

            - Chất đạm là rất quan trọng, giúp cho bạn thấy no, cung cấp năng lượng cho cơ thể, ổn định đường huyết tốt.

            - Bữa ăn sáng rất quan trọng, đường huyết thường giảm vào buổi sáng, do sau 1 đêm dài không ăn. Hạn chế tinh bột, ăn nhiều đạm hơn.

            - Ăn nhiều chất xơ: rau, trái cây tươi, ngủ cốc,… các chất này sẽ phân hủy, cung cấp chất đường từ từ tránh đường huyết tăng cao sau mỗi bữa ăn.

            - Hạn chế sữa (có nhiều lactose). Trong sữa thường có calci, bạn cần bổ sung calci bằng nguồn khác. Chú ý bổ sung các vitamin và chất khoáng.

            - Các chất béo không bão hòa có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể và làm giảm lượng cholesterol. Các thức ăn có chứa chất béo không bão hòa là: dầu thực vật, dầu olive, quả hạch, bơ.

            Tập thể dục trong suốt thời kỳ mang thai: bạn nên tập thể dục càng sớm càng tốt. Đặt mục tiêu luyện tập thể dục trong khoảng 30 phút mỗi ngày và cần thực hiện một cách nhẹ nhàng.

            Phòng khám 125 Thái Thịnh đồng hành cùng mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh. Bất kỳ mẹ bầu nào cũng nên thực hiện nghiệm pháp đường huyết để phát hiện sớm bệnh và can thiệp kịp thời. 

            Phòng khám 125 Thái Thịnh 23 năm phát triển - Nơi người bệnh trao trọn niềm tin.

            • Đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, tận tình thăm khám và điều trị.
            • Trang thiết bị hiện đại, tiên tiến bậc nhất.
            • Quy trình đón tiếp, chăm sóc người bệnh ân cần chu đáo, chuyên nghiệp.
            • Đặt lịch trực tuyến nhanh chóng, không phải chờ đợi.
            • Làm việc tất cả các ngày trong tuần – Giá không đổi.

            Quý khách hãy liên hệ Hotline để được tư vấn: 0972 88 11 25.

            Share