Số bệnh nhân cúm A đang có dấu hiệu gia tăng tại Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc, đặc biệt đã ghi nhận một số trường hợp biến chứng viêm phổi nặng, suy hô hấp và phải thở máy. Cũng trong đợt cúm năm nay, số ca mắc nhiều nhất vẫn là nhóm dưới 5 tuổi (44,1%); nhưng cũng ghi nhận con số cao ở nhóm người từ 18-49 (gần 40%), còn lại là nhóm từ 6-18 tuổi và trên 50 tuổi – Số liệu thống kê của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội. Hãy cùng Phòng khám 125 Thái Thịnh tìm hiểu chi tiết vì sao cúm A lại nguy hiểm như vậy nhé!
1. Cúm A “quật ngã” cả những người trưởng thành khỏe mạnh
Khuôn mặt hốc hác, da khô và tái đi sau 1 ngày sốt cao 39 độ C nhưng không hạ, chị P.T.L (32 tuổi ở Bắc Từ Liêm) mệt mỏi ngồi chờ đến lượt vào khám tại Khoa Nội – Phòng khám 125 Thái Thịnh.
Trước đó, sau giờ nghỉ trưa tại công ty chị L thấy ớn lạnh và hắt xì liên tục, đến chiều chị bắt đầu xuất hiện triệu chứng đau họng và sốt nhẹ, nghe thông tin dịch cúm A đang bùng phát chị liền xin nghỉ và về nhà nghỉ ngơi, cách ly với mọi người. Tối hôm đó chị L sốt cao 39 độ, đau nhức cơ và mỏi rũ người đến mức không thể bước xuống khỏi giường. Đầu đau “như búa bổ”, nước mắt nước mũi tèm nhem, chị uống thuốc hạ sốt thì giảm nhưng sau 3 tiếng người lại run lên vì sốt cao và lạnh.
Quyết định đi khám để được bác sĩ tư vấn, kê đơn thuốc, chị L được chẩn đoán mắc cúm A bất thường. Rất may chị chưa xảy ra tình trạng mất nước trầm trọng cần nhập viện điều trị.
Sau hơn 3 tháng trải qua cảm giác ốm như “trời hành” vì Covid-19 nay chị L lại nhận “cú đánh bồi” vì cúm A. Trận ốm này theo chị còn mệt mỏi hơn Covid-19 rất nhiều.
“Chị P.T.L đến khám tại Phòng khám 125 Thái Thịnh và được chẩn đoán mắc cúm A”
Vừa qua, sở Y tế Hà Nội thông tin, Hà Nội ghi nhận 2.065 trường hợp mắc cúm. 4 tháng đầu năm 2022, ghi nhận dưới 400 ca/tháng. Từ tháng 5 số ca mắc bắt đầu tăng lên 556 ca, tháng 6 là gần 900 ca - tức là tăng 60% so với các tháng trước đó.
Cũng trong đợt cúm năm nay, số ca mắc nhiều nhất vẫn là nhóm dưới 5 tuổi (44,1%); nhưng cũng ghi nhận con số cao ở nhóm người từ 18-49 (gần 40%), còn lại là nhóm từ 6-18 tuổi và trên 50 tuổi.
Lý giải nguyên nhân số bệnh nhân mắc cúm A tăng, TS Nguyễn Lương Tâm - Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) phân tích, trong 2 năm dịch COVID-19, người dân có thói quen đeo khẩu trang nhiều, thực hiện giãn cách, tuân thủ phòng chống dịch như thường xuyên rửa tay sát khuẩn nên số ca cúm ít.
Tuy nhiên sau khi kiểm soát được dịch COVID-19, người dân chủ quan hơn trong phòng chống dịch, ví dụ không đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng. Vì vậy số ca mắc có xu hướng tăng. Tuy nhiên đến nay, chưa ghi nhận tình trạng tử vong do cúm A, các ca phần lớn đều có triệu chứng nhé.
2. Triệu chứng của cúm A
Bệnh cúm A là loại bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính, bệnh dễ lây lan thông qua giọt bắn khi nói chuyện, ho hay hắt hơi...Ngoài ra bệnh cũng lây lan khi tiếp xúc với các đồ vật chứa virus hoặc qua bàn tay khi đưa lên mắt, mũi, miệng...
Biểu hiện của cúm A bao gồm:
- Sốt
- Đau cơ, mệt mỏi
- Viêm long đường hô hấp
- Đau họng
- Có thể kèm theo buồn nôn, nôn, tiêu chảy (thường xuất hiện ở trẻ em)
3. Biến chứng nguy hiểm của cúm A
Cúm A là bệnh rất dễ lây lan, người bệnh hầu hết có thể hồi phục trong vòng một tuần mà không cần phải chăm sóc y tế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh cúm A có thể gây ra các biến chứng nặng và tử vong do bệnh chuyển thành ác tính.
Thường gặp nhất là biến chứng ở trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh mạn tính như: phổi tắc nghẽn mạn tính, tim bẩm sinh, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch...
Cúm A có thể gây biến chứng như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm xoang...nguy hiểm nhất là gây nên phù não và tổn thương gan trầm trọng, tỷ lệ tử vong rất cao.
Bât kỳ chủng cúm nào cũng gây nghuy hiểm tuy nhiên cúm A cần được đặc biệt lưu ý. Vì vậy khi có dấu hiệu cúm, sốt, ho, nhức mỏi cơ...người dân không được chủ quan. Nếu xuất hiện triệu chứng nặng cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán, phân lập, xác định chủng cúm đang mắc và có hướng điều trị kịp thời.
Tìm hiểu thêm: Gói khám tiêm chủng tại Phòng khám 125 Thái Thịnh
4. Phòng bệnh cúm A
Sau dịch Covid-19 hệ miễn dịch của nhiều người bị suy giảm do đó dễ “yếu thế” trước bệnh tật. CDC Hà Nội khuyến cáo người dân các biện pháp bảo vệ cả gia đình khỏi cúm A bất thường:
- Thường xuyên đeo khẩu trang nơi đông người, khi ra khỏi nhà
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi ho, hắt hơi
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn
- Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối
- Ăn uống đủ chất để nâng cao hệ miễn dịch
- Hạn chế tiếp xúc với người đang có biểu hiện cúm khi không cần thiết
- Tiêm vắc xin cúm để dự phòng bệnh hiệu quả nhất
- Khi có triệu chứng như sốt, ho, sổ mũi, đau đầu, nhức mỏi cơ cần đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị.
5. Việc cần làm ngay lúc này để phòng cúm cho cả gia đình
Trước tình hình cúm A bất thường đang gia tăng tại Hà Nội và khu vực miền Bắc, biện pháp hữu hiệu nhất là đi tiêm vắc xin cúm cho cả gia đình. Để giải đáp các thắc mắc của người dân về cúm A bất thường đang gia tăng cũng như vắc xin phòng cúm tiêm cho ai, vào lúc nào, mời quý khách hàng đón xem Livestream chủ đề “Vắc xin cúm và vắc xin phòng bệnh nguy hiểm mùa hè” trên fanpage của Phòng khám 125 Thái Thịnh: https://www.facebook.com/phongkhamdakhoa125thaithinh.
Thời gian diễn ra livestream lúc 14h00, thứ 2, ngày 25/7/2022 cùng huyên gia tư vấn: BS. Phạm Thế Diệu – BS Y học Dự phòng Đại học Y Thái Bình, BS tiêm chủng Phòng khám 125 Thái Thịnh.
Đặt lịch hẹn khám bác sĩ tại Phòng khám 125 Thái Thịnh.
Mọi thắc mắc quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline: 0972 88 11 25.