THAI PHỤ BỊ ZONA THẦN KINH CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THAI NHI?

THAI PHỤ BỊ ZONA THẦN KINH CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THAI NHI?

CLINIC
21/09/2022

Thai phụ bị zona thần kinh có gây nguy hiểm đến quá trình mang thai không? Người mẹ phải làm gì khi không may mắc phải bệnh zona thần kinh? Cùng Phòng khám 125 Thái Thịnh hiểu đúng về căn bệnh này nhé!

1. Vì sao thai phụ dễ mắc bệnh zona thần kinh?

Zona thần kinh là một bệnh do cùng một loại virus gây bệnh thủy đậu (Varicella zoster virus - VZV) gây nên. Bệnh có khả năng lây lan qua tiếp xúc cơ thể hoặc vô tình sử dụng chung vật dụng cá nhân với người đang bị nhiễm virus. Người mắc bệnh zona thần kinh thường có triệu chứng đau nhức, nóng rát và khó chịu ở vị trí bị tổn thương.

Đối tượng dễ mắc zona thần kinh tập trung vào người cao tuổi, người có cơ địa nhạy cảm, nhiễm trùng, người bị nhiễm HIV/AIDS, bệnh lao phổi và phụ nữ đang mang thai. Phụ nữ mang thai thường có hệ miễn dịch nhạy cảm hơn so với bình thường, đặc biệt phụ nữ đã từng bị mắc thủy đậu khi chưa mang thai, nếu tiếp xúc với người đang mắc zona thần kinh sẽ dễ mắc bệnh.

zona thần kinh

2. Tiến trình phát bệnh zona thần kinh ở mẹ

  • Cảm thấy nóng rát hoặc bị ngứa ở một số khu vực trên cơ thể.
  • Mệt mỏi, có thể có hiện tượng sốt, ớn lạnh, buồn nôn, tiêu chảy và khó tiểu hoặc ù tai, nhức đầu, chóng mặt, đi loạng choạng, sốt 38-39 độ C.
  • Xuất hiện các nốt phát ban hoặc mụn nước theo từng chùm ở mặt hoặc ngực, bụng v.v… gây đau.
  • Bệnh zona thần kinh khi mang thai do virus sẽ có thương tổn dọc theo đường truyền thần kinh nên các nốt thường xuất hiện ở một bên cơ thể tại ngực, lưng, gáy, mặt, mông, chân, tay…
  • Sau khoảng 1 tuần, các vết mụn nước chứa dịch lỏng sẽ bong vảy, các cơn đau vẫn có thể tồn tại ở vị trí các vết thương.
  • Sau khoảng 2 - 4 tuần, da lành lại, cảm giác đau nóng có thể vẫn còn kéo dài rất lâu.

Đọc thêm: Tan máu bẩm sinh - Căn bệnh nguy hiểm mẹ bầu cần lưu ý

3. Mẹ bị zona thần kinh trong thai kỳ có ảnh hưởng gì cho thai nhi?

Mẹ bầu bị zona thần kinh hoàn toàn không gây hại cho thai nhi, tuy nhiên virus Varicella zoster virus - VZV rất dễ gây bệnh thủy đậu. Khi mẹ bầu không may bị thủy đậu, thai nhi có nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh. Đối với phụ nữ mắc bệnh thủy đậu trước khi sinh 5 ngày hoặc 2 ngày sau sinh có khả năng lây bệnh cho thai nhi rất cao, khiến em bé bị thủy đậu sơ sinh, tỷ lệ tử vong cao.

zona-than-kinh

Người bị bệnh zona thần kinh cần cách ly tuyệt đối với thai phụ để phòng ngừa lây nhiễm, ít nhất cho tới khi các vết tổn thương trên da lành lại.

Mẹ bầu chưa từng bị thủy đậu hoặc chưa có miễn dịch nhờ vắc xin thủy đậu thì nên chủ động tránh tiếp xúc với người đang bị zona thần kinh, nơi có dịch thủy đậu bùng phát.

Đặt lịnh hẹn khám Khoa sản tại đây!

4. Mẹ bầu bị zona thần kinh nên ăn gì, tránh làm gì để bệnh mau lành?

Theo chuyên gia da liễu và dinh dưỡng, chế độ ăn uống của mẹ bầu đóng vai trò vô cùng quan trọng khi đang mắc zona thần kinh. Mẹ bầu nên chú ý bổ sung những thực phẩm sau để mau chóng hồi phục và làm dịu các triệu chứng đau nhức và ngứa ngáy khó chịu.

  • Bổ sung chất dinh dưỡng từ khoai lang, gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt trong bữa ăn hằng ngày;
  • Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều đường, đặc biệt là các loại trái cây như cà chua, việt quất, nho, hồng…;
  • Hạn chế ăn nhiều chất béo, đồ hộp, thức ăn chế biến sẵn như: xúc xích, thịt hun khói,… Mẹ bầu nên lựa chọn ăn các loại thực phẩm tươi sống như trái cây, rau xanh, thịt cá…;
  • Mẹ bầu khi bị zona thần kinh không nên ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều thành phần gelatine như: kẹo dẻo, thạch,...;
  • Tránh ăn chocolate, hạt bí, đậu nành, thịt gà, yến mạch, lạc, … do axit amin có trong thực phẩm này thúc đẩy sự phát triển và nhân lên của virus VZV gây bệnh zona;
  • Tránh hoàn toàn đồ uống có cồn, chất kích thích như: rượu, bia, thức uống trái cây có cồn. Nếu sử dụng thời gian dài sẽ khiến người bệnh bị suy giảm miễn dịch, đây chính là điều kiện tốt để virus lây lan và phát triển đến các bộ phận khác trong cơ thể;
  • Mẹ bầu nên tránh ăn những thực phẩm dễ để lại sẹo như: rau muống, đồ nếp, nếu mẹ bị dị ứng với hải sản cũng nên kiêng để đề phòng…;
  • Không gãi ngứa hoặc chà xát bề mặt da khiến da bị nhiễm trùng nhiều hơn;
  • Mặc quần áo thông thoáng, rộng rãi;
  • Tắm rửa, làm sạch bề mặt vùng da tổn thương bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch được bác sĩ chỉ định.
  • Không đắp vào vết thương bằng những loại thuốc dân gian không có căn cứ khoa học như: đậu xanh, gạo nếp… gây loét, kích ứng, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, để lại sẹo.

Cho đến nay, biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất vẫn là tiêm vắc xin thủy đậu. Mẹ bầu đang có kế hoạch sinh con cần tránh tiếp xúc với người bị bệnh thủy đậu và zona thần kinh, đồng thời cần tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai tốt nhất là 3 tháng và tối thiểu là 1 tháng.

Phòng khám 125 Thái Thịnh cung cấp vắc xin ngừa bệnh thủy đậu của Varivax & Diluent lnj có hiệu quả phòng chống bệnh từ 70-90%.

Xem thêm: Các gói tiêm chủng của Phòng khám 125 Thái Thính nhé!

---------------------------

Phòng khám 125 Thái Thịnh cung cấp dịch vụ tiêm chủng chất lượng:

  • Tư vấn, khám sàng lọc trước tiêm bởi đội ngũ Bác sĩ giỏi chuyên môn - giàu kinh nghiệm;
  • Theo dõi sau tiêm chặt chẽ;
  • Danh mục vắc xin đa dạng;
  • Chi phí hợp lý cùng nhiều tiện ích khi đăng ký sử dụng dịch vụ tại Phòng khám 125 Thái Thịnh.
Share
Tìm kiếm
Tag
vắc xincovid trẻ emlịch nghỉ tếtbệnh tuyến giáplịch nghỉ lễtiểu đường thai kỳung thư đại trực trànggói khámung thưhậu covid-19trĩ nộimẹ bầuphòng khámviêm mũi họngviêm lộ tuyến cổ tử cungbệnh giao mùatiêm phòng 6 trong 1ung thư phổihậu covidcách chăm sóc trẻ bị viêm họngăn không ngon miệngsắtxét nghiệmhội chứng ống cổ taychụp x-quang tuyến vútư vấn miễn phí ung thưung thư cổ tử cungviêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thaitrĩ ngoạikhám sức khỏe tổng quátxét nghiệm thinprep pap6 in 1trẻ emkhám phụ khoanghỉ lễ giỗ tổ hùng vươngdinh dưỡngtest covidHPVthủy đậu10/3tầm soát ung thưdấu hiệu bệnh tuyến giápsiêu âm 4Dbác sĩbị tuyến giáp khi mang thaitiền ung thưthinprep papmỏi taytáo bón ở trẻ sơ sinhtiêm phòngsiêu âm thaiviêm não mô cầuưu đãi 30/4phương pháp phòng ung thưtiêm vắc xinrối loạn giấc ngủnguyên nhân táo bónchán ănhau covid 19phòng ngừa covidnghiệm pháp dung nạp đườngdấu hiệu ung thư vúnang rối màng mạchung thư cổ tử cungvắc xin 6.1cách chữa táo bónung thư vú giai đoạn 0covid19ung thư tuyến giáptrẻ bị táo bónmang thaitrẻ bị sốtbệnh trĩpcrung thư cổ tử cungsiêu âm 5Dthăm khámxét nghiệm covidung thư dạ dàyung thư gantầm soát ung thư vúrối loạn kinh nguyệttrẻ bị viêm họngkhám thai125 thái thịnhdấu hiệutest nhanhhỏi đáp ung thưung thư vúNIPTtránh thaicovid-19khai trươngsau sinhxét nghiệm tiểu đườngvirut rotaung thử cổ tử cungmất ngủtê tayung thư cổ tử cung