Khoảng 60% các bà mẹ đang mang thai sẽ gặp tình trạng suy giãn tĩnh mạch, đặc biệt là vào giai đoạn cuối thai kỳ. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, những đường gân nổi chi chít trên da còn khiến các mẹ bầu lo sợ, khó chịu và mất tự tin. Ngoài ra mẹ bầu bị suy giãn tĩnh mạch còn cảm thấy đau chân, phù chân, nặng chân, đặc biệt thường hay mất sức vào cuối ngày. Trong bài viết dưới đây, Thaithinhmedic sẽ giúp các mẹ hiểu rõ suy giãn tĩnh mạch là gì và nguyên nhân gây ra suy giãn tĩnh mạch nhé!
Suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm cho mẹ và thai nhi không?
1.Suy giãn tĩnh mạch là gì?
Giãn tĩnh mạch là hiện tượng các tĩnh mạch bị giãn ra, phồng lên, có thể nằm nông và nổi ngoằn ngoèo dưới da, màu tím hoặc xanh, thường xuất hiện ở chân, một số trường hợp thấy cả ở âm hộ hay trực tràng.
Khi mang thai, nhiều mẹ bắt đầu xuất hiện tình trạng giãn tĩnh mạch chân từ 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ. Tuy nhiên nếu sản phụ đã bị trước đó thì bệnh sẽ trở nên nặng hơn. Đi kèm với những mạng lưới chằng chịt nổi trên da này là cảm giác phù nề, đau nhức ở chân và các vùng da xung quanh, khiến các mẹ bầu khó chịu, thậm chí mất ngủ.
Các triệu chứng thường sẽ trở nên nặng vào vào cuối ngày, đặc biệt nếu mẹ phải đứng nhiều hoặc đi bộ nhiều trong ngày.
Đọc thêm: Nguyên tắc 4 không trong điều trị tay chân miệng cho trẻ
2. Yếu tố nguy cơ của giãn tĩnh mạch khi mang thai là gì?
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh giãn tĩnh mạch.
- Tuổi: tuổi càng cao thì nguy cơ bị giãn tĩnh mạch càng tăng.
- Béo phì.
- Nghề nghiệp phải đứng nhiều, ít di chuyển (như giáo viên).
3. Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch khi mang thai?
- Sự chèn ép của tử cung:
Khi em bé trong bụng càng phát triển, tử cung lớn lên sẽ càng chèn ép tĩnh mạch, làm tăng áp lực tĩnh mạch lên gấp nhiều lần bình thường dẫn tới giảm lưu thông máu. Việc giảm lưu thông máu do sự chèn ép của tử cung cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ suy giãn tĩnh mạch hơn.
- Sự gia tăng lượng máu khi mang thai:
Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể mẹ tăng lên, làm tăng thêm gánh nặng cho tĩnh mạch chân.
- Hóc- môn sinh dục nữ tăng khi mang thai:
Lượng progesterone tăng lên dẫn đến tình trạng giãn, sưng các tĩnh mạch, hình thành các tĩnh mạch hình sợi hay tĩnh mạch dạng mạng nhện.
- Các yếu tố khác như:
Thừa cân, mang song thai, đa thai, hoặc thường xuyên đứng trong thời gian dài cũng là một trong những nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch.
Sự chèn ép của tử cung
4. Suy giãn tĩnh mạch khi mang thai có nguy hiểm không?
Suy giãn tĩnh mạch là triệu chứng thai kỳ khá phổ biến, nhất là trong 3 tháng cuối, khi cơ thể mẹ trở nên “nặng nề” hơn. Suy giãn tĩnh mạch có thể khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, ngứa, đau hoặc lo sợ, mất tự tin, tuy nhiên chúng thường không ảnh nhiều đến tình trạng sức khỏe của mẹ và bé. Nếu người mẹ không bị suy giãn tĩnh mạch từ trước khi mang thai, thì thường bệnh sẽ hết sau khi sinh.
Một số trường hợp suy giãn tĩnh mạch có thể phát triển các cục máu nhỏ gần bề mặt da (huyết khối tĩnh mạch nông), khiến tĩnh mạch trở nên xơ cứng gây nóng, đỏ và đau vùng da xung quanh. Huyết khối tĩnh mạch nông thường không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, khi vùng da, cơ xung quanh huyết khối bị nhiễm trùng, có vết loét hoặc vùng da gần tĩnh mạch đổi màu, mẹ bầu cần đến khám tại các chuyên khoa uy tín ngay để được điều trị kịp thời, tránh để lại các biến chứng nguy hiểm.
Trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu gây hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều, thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu dựa trên lâm sàng kết hợp với siêu âm. Dấu hiệu chính là đột ngột thấy sưng đau ở chân, đùi, đau tăng khi đứng, kèm theo sốt nhẹ, nhưng cũng có thể chưa biểu hiện gì. Nếu không được điều trị, cục máu đông hoàn toàn có thể di chuyển lên cao, gây tắc mạch phổi và đe dọa đến tính mạng người bệnh. Một số dấu hiệu sớm của tắc mạch phổi như khó thở, đau khi thở, ho (hoặc ho ra máu), nhịp tim nhanh.
Mẹ bầu cần đến khám theo lịch hẹn của bác sĩ trong suốt thai kỳ và ngay khi phát hiện chân sưng to bất thường, vùng da gần tĩnh mạch đổi màu. Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc vì các loại thuốc có thể gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi trong bụng.
Nằm ngủ nghiêng sang trái giúp giảm áp lực
5. Phương pháp ngăn ngừa suy giãn tĩnh mạch khi mang thai?
- Kiểm soát tốt cân nặng, không tăng cân quá nhiều hoặc quá nhanh.
- Không đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu, mà thỉnh thoảng nên đứng dậy, đi lại xung quanh để máu huyết lưu thông.
- Không ngồi bắt chéo chân, bởi tư thế ngồi này làm giảm lưu thông máu ở chân
- Gác chân trên bục thấp khi ngồi hoặc nằm (khoảng 15-20cm) để chân và bàn chân được nâng lên giúp lưu thông máu tốt hơn.
- Sử dụng tất chun, hay còn gọi là vớ y khoa, tất áp lực…, một trong những loại quần giúp bóp nhẹ các cơ chân và tĩnh mạch để hỗ trợ đẩy máu trở lại tim. Tuy nhiên, cần lưu ý là bạn nên tìm mua loại tất phù hợp với mình, tránh đi tất quá chật, bởi nó sẽ gây giảm lưu thông máu, thậm chí phản tác dụng.
- Tập các bài thể dục nhẹ nhàng hàng ngày theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Nằm ngủ nghiêng sang trái sẽ giúp làm giảm áp lực tới các tĩnh mạch chính của cơ thể hơn so với nằm nghiêng về bên phải.
Tập các bài thể dục nhẹ nhàng theo sự hướng dẫn của bác sĩ
Xem thêm: Chuyên Khoa sản của Phòng khám 125 Thái Thịnh nhé!
6. Kết luận
Các tĩnh mạch bị giãn khi bạn mang thai sẽ hết trong thời gian 3-4 tháng sau sinh hoặc lâu hơn, cũng có thể chúng không hề được cải thiện nếu bạn đã từng mang thai nhiều lần. Nếu tình trạng này làm bạn đau, khó chịu bạn cần đi khám để được tư vấn và điều trị.
Suy giãn tĩnh mạch khi mang thai thường không nguy hiểm với cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên mẹ bầu cần khám thai định kỳ để phát hiện những bất thường.
Để có một thai kỳ an toàn khỏe mạnh, bạn nên lựa chọn dịch vụ thai sản tại cơ sở y tế uy tín. Với hơn 20 năm kinh nghiệm Phòng khám 125 Thái Thịnh là nơi cung cấp dịch vụ khám thai và siêu âm thai với sự đồng hành của các bác sĩ giỏi chuyên môn.
Để được tư vấn quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline: 0972 88 11 25.