125 Thái Thịnh
Chuyên khoa
    Dịch vụ
      Bác sĩ
        Tin tức
          Hỏi đáp chuyên gia
            Lịch tiêm chủng cho bé dưới 1 tuổi theo khuyến cáo của WHO

            Lịch tiêm chủng cho bé dưới 1 tuổi theo khuyến cáo của WHO

            THAI THINH MEDIC
            11/07/2024

             

            Lịch tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi bao gồm 15 loại vắc xin quan trọng giúp phòng ngừa nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Trong số này, có nhiều loại vắc xin đặc biệt quan trọng, nếu bỏ lỡ thời điểm tiêm chủng, trẻ có thể mất cơ hội được bảo vệ toàn diện suốt đời bởi các loại vắc xin.

            Tại sao trẻ dưới 1 tuổi cần tiêm ngừa đầy đủ?

            Từ khi chào đời, trẻ nhỏ đã phải đối mặt với nhiều loại virus và vi khuẩn gây bệnh. Để giúp bé chống lại các mầm bệnh này, ba mẹ cần tiêm ngừa vắc xin để bé có kháng thể. Tiêm ngừa vắc xin giúp loại trừ các bệnh lý nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng hoặc gây di chứng nghiêm trọng. Việc tiêm ngừa là biện pháp bảo vệ sức khỏe trẻ em hiệu quả và kinh tế nhất.

            Giai đoạn từ 0-12 tháng tuổi là thời điểm đặc biệt quan trọng để phụ huynh lưu ý đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch vì:

            Miễn dịch từ mẹ tồn tại ngắn: 

            Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể nhận kháng thể từ mẹ trong thời gian mang thai và khi bú mẹ, nhưng lượng kháng thể này chỉ tồn tại trong cơ thể bé một thời gian ngắn. Điều này không đủ để bảo vệ lâu dài khi trẻ tiếp xúc với nhiều mầm bệnh từ môi trường và người xung quanh.

            Sức đề kháng yếu: 

            Giai đoạn từ 6 tháng – 3 tuổi là thời điểm miễn dịch nhận từ mẹ gần như mất hoàn toàn, trong khi hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh để tự sản xuất kháng thể. Nếu không tiêm chủng đầy đủ, trẻ rất dễ mắc các bệnh nguy hiểm.

            Cơ hội phòng bệnh tốt nhất trong đời: 

            Tiêm chủng sớm giúp trẻ có miễn dịch phòng bệnh sớm nhất. Tiêm đầy đủ và đúng lịch giúp trẻ có miễn dịch tối ưu. Một số vắc xin có giới hạn độ tuổi, nếu bỏ lỡ, trẻ sẽ không thể phòng ngừa bệnh như Rotavirus, một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ dưới 1 tuổi.

            Gánh nặng bệnh tật lớn: 

            Trẻ nhỏ khi bị tấn công bởi tác nhân gây bệnh lần đầu, dù được điều trị kịp thời vẫn có thể để lại di chứng vĩnh viễn hoặc thậm chí tử vong. Trẻ càng nhỏ, bệnh càng nặng, biến chứng càng cao, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và thể chất suốt đời, thậm chí dẫn đến tử vong.

            Tránh chi phí điều trị cao: 

            Chi phí tiêm ngừa thấp hơn rất nhiều so với chi phí điều trị và chăm sóc y tế khi trẻ mắc bệnh. Tiêm ngừa là khoản đầu tư tài chính khôn ngoan, mỗi 1 USD đầu tư vào tiêm ngừa giúp tiết kiệm 16 USD (khoảng 400.000 VNĐ) cho chi phí khám và điều trị bệnh.

            Vắc xin rất quan trọng và cần thiết cho trẻ em, tiêm chủng vắc xin là quyền lợi và món quà vô giá mà ba mẹ dành cho con. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp trẻ chống chỉ định hoặc cần tạm hoãn lịch tiêm. Quyết định 2470/QĐ-BYT năm 2019 của Bộ Y tế hướng dẫn về việc khám sàng lọc trước tiêm chủng để phát hiện các trường hợp bất thường và đưa ra chỉ định tiêm chủng phù hợp:

            - Chống chỉ định tiêm chủng khi có tiền sử phản ứng phản vệ hoặc dị ứng nặng với lần tiêm trước của vắc xin cùng loại. Những người suy giảm miễn dịch nặng không được tiêm vắc xin sống.

            - Trì hoãn tiêm chủng khi trẻ đang mắc bệnh cấp tính. Khi trẻ hồi phục, cần tiếp tục tiêm để đáp ứng đủ miễn dịch phòng bệnh.

            - Không nên trì hoãn tiêm chủng vì bệnh đường hô hấp nhẹ hoặc bệnh cấp tính nhẹ mà không có sốt.

            Tiêm ngừa đầy đủ và đúng lịch là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

            2. Lịch tiêm chủng cho bé dưới 1 tuổi theo khuyến nghị của WHO

            Để giúp bố mẹ an tâm và dễ dàng hơn trong việc theo dõi lịch tiêm của con, Thai Thinh Medic đã chuẩn bị lịch tiêm đầy đủ nhất trẻ dưới 12 tháng tuổi với 15 loại vắc xin quan trọng, ba mẹ cần phải ghi nhớ hoặc lưu lại để không bỏ lỡ mũi tiêm nào của con.

            Vắc xin

            Phòng bệnh

            Sơ sinh

            2 tháng

            3 tháng

            4 tháng

            6 tháng

            7 tháng

            8 Tháng

            9 tháng

            10 tháng

            12 tháng

            Euvax (Hàn Quốc)/ Engerix (Bỉ)Viêm gan B liều sơ sơ sinh

            X

             

             

             

             

             

             

             

             

             

            BCG (Việt Nam)Lao liều sơ sinh

            X

             

             

             

             

             

             

             

             

             

            Infanrix Hexa (Bỉ)/ Hexaxim (Pháp) (vắc xin 6 trong 1)Ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, Hib

             

            X

            X

            X

             

             

             

             

             

             

            Pentaxim (Pháp) (vắc xin 5 trong 1)Ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, Hib

             

            X

            X

            X

             

             

             

             

             

             

            Rotarix (Bỉ)Tiêu chảy cấp do Rotavirus

             

            X

            X

             

             

             

             

             

             

             

            Rotateq (Mỹ)

             

            X

            X

            X

             

             

             

             

             

             

            Rotavin (Việt Nam)

             

            X

            X

             

             

             

             

             

             

             

            Synflorix (Bỉ)Viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết,… do phế cầu khuẩn

             

            X

            X

            X

             

             

             

             

            X

             

            Prevenar-13 (Bỉ)

             

            X

            X

            X

             

             

             

             

             

            X

            Bexsero (Ý)Viêm màng não do não mô cầu khuẩn nhóm B

             

            X

             

            X

             

             

             

             

             

            X

            VA – Mengoc – BC (Cu Ba)Viêm màng não do não mô cầu khuẩn nhóm B, C

             

             

             

             

            X

             

            X

             

             

             

            Vaxigrip Tetra (Pháp)/ Influvac Tetra (Hà Lan)/ GCFLU Quadrivalent (Hàn Quốc)Cúm mùa

             

             

             

             

            X

            X

             

             

             

             

            Menactra (Mỹ)Viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi do não mô cầu khuẩn A,C,Y,W-135

             

             

             

             

             

             

             

            X

             

            X

            MVVac (Việt Nam)Sởi

             

             

             

             

             

             

             

            X

             

             

            Imojev (Thái Lan)Viêm não Nhật Bản

             

             

             

             

             

             

             

            X

             

             

            Varilrix (Bỉ)Thủy đậu

             

             

             

             

             

             

             

            X

             

            X

            Varivax (Mỹ)

             

             

             

             

             

             

             

             

             

            X

            Varicella (Hàn Quốc)

             

             

             

             

             

             

             

             

             

            X

            Priorix (Bỉ)Sởi – Quai bị – Rubella 

             

             

             

             

             

             

             

            X

             

            X

             

             

             

             

             

             

             

             

             

             

            X

            MMR II (Mỹ) 

             

             

             

             

             

             

             

             

             

            X

            Jevax (Việt Nam)Viêm não Nhật Bản

             

             

             

             

             

             

             

             

             

            X

            Twinrix (Bỉ)Viêm gan A+B

             

             

             

             

             

             

             

             

             

            X

            Avaxim (Pháp)Viêm gan A

             

             

             

             

             

             

             

             

             

            X

            Xem thêm GÓI TIÊM VẮC XIN CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN

            4. Nên chọn tiêm chủng dịch vụ hay chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ từ 0 – 12 tháng tuổi?

            Tiêm chủng mở rộng là chương trình y tế quốc gia miễn phí được ưu tiên với hơn 10 loại vắc xin nhằm giảm tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em. Tiêm chủng dịch vụ là chương trình tiêm chủng có mất phí với số lượng vắc xin đa dạng, nhập khẩu từ nhiều hãng vắc xin uy tín trên thế giới và phòng được nhiều bệnh nguy hiểm hơn cho trẻ em và người lớn. Vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) hay vắc xin dịch vụ trước khi đưa vào sử dụng đều phải được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, được kiểm định tính an toàn và hiệu quả chặt chẽ.

            Việc cho trẻ tiêm chủng đầy đủ rất quan trọng giúp trẻ phát triển tốt về cả thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên ngoài các vắc xin cơ bản nằm trong chương trình TCMR thì có hơn 30 loại vắc xin quan trọng khác trong chương trình tiêm chủng dịch vụ được Bộ Y tế khuyến khích người dân chủ động tiếp cận vì những lợi ích cho sức khỏe và tương lai cho trẻ em.

            5. Những điều cần lưu ý khi tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi

            Tiêm chủng là cách tốt nhất để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em. Trẻ cần được tiêm đầy đủ và đúng lịch Lịch tiêm chủng cho bé dưới 1 tuổi để phòng tránh những bệnh tật nguy hiểm. BS.CKI Nguyễn Lê Nga, Quản lý Y khoa miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng chia sẻ những điều cần lưu ý khi tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi:

            5.1. Cần chuẩn bị gì trước khi tiêm?

            Trước khi đưa trẻ đi tiêm chủng, phụ huynh cần làm chuẩn bị những việc sau:

            • Mang theo sổ tiêm chủng cá nhân của người cần được tiêm, thông báo đầy đủ cho bác sĩ về tiền sử bệnh tật, dị ứng, tiêm chủng, tình trạng sức khỏe hiện tại…
            • Thực hiện đúng các chỉ dẫn của cán bộ tiêm chủng, đọc và hiểu rõ áp phích “Quy định tiêm chủng” dán tại các điểm tiêm đối chiếu với việc thực hành tiêm chủng của cán bộ y tế, kiểm tra vắc xin trước khi tiêm (chủng loại, hạn sử dụng, cách thức sử dụng…).
            • Ở lại trung tâm tiêm chủng 30 phút để theo dõi phản ứng phụ sau tiêm.
            • Tiếp tục theo dõi sức khỏe người được tiêm trong vòng 24-48h sau tiêm theo hướng dẫn

            5.2. Các nguyên tắc trong khi tiêm

            Bên cạnh ghi nhớ và tuân thủ lịch tiêm chủng cho bé dưới 1 tuổi, để quá trình tiêm chủng diễn ra thuận lợi, an toàn, hiệu quả và nhanh chóng, phụ huynh nên tham khảo những nguyên tắc cần thiết trong khi tiêm dưới đây:

            • Giữ trẻ đúng tư thế theo sự hướng dẫn của điều dưỡng/cán bộ y tế và luôn thông báo về tình trạng bệnh của bé (nếu có).
            • Cần đảm bảo khoảng cách giữa các mũi tiêm theo chỉ định của bác sĩ.

            5.3. Theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm và khi về nhà

            Trẻ được tiêm, uống vắc xin cần được theo dõi tối thiểu 30 phút tại cơ sở tiêm chủng và khi về nhà. Nếu phát hiện các triệu chứng bất thường như nôn trớ, thở nhanh/ngắt quãng, thở khò khè, da mẩn đỏ, sốt… cần báo ngay cho nhân viên y tế gần nhất.

            Bên cạnh đó, trẻ em cần tiếp tục được theo dõi tình trạng sức khỏe tại nhà ít nhất 48 giờ (2 ngày) tiếp theo sau khi tiêm, đặc biệt theo dõi vào ban đêm. Người theo dõi phản ứng sau tiêm cho trẻ em phải là người lớn có đầy đủ kiến thức để có thể phát hiện sớm và xử trí kịp thời khi có tình huống khẩn cấp. Các tiêu chí cần theo dõi bao gồm:

            Nhiệt độ cơ thể đo bằng nhiệt kế: Hãy đảm bảo rằng nhiệt kế hoạt động tốt. Nếu nghi ngờ kết quả không chính xác hãy thử bằng công cụ đo nhiệt độ khác hoặc đối chiếu với nhiệt độ đo được của những người xung quanh.

            Nhịp thở: Đối với trẻ em, xác định thở nhanh qua tần số thở tính theo lứa tuổi:

            • Dưới 2 tháng: >60 lần/phút
            • Từ 2-12 tháng: >50 lần/phút
            • Từ 1-5 tuổi: >40 lần/phút

            Các hoạt động: ăn, chơi, ngủ, tiểu tiện, đại tiện…

            Da toàn thân và da tại vùng tiêm: tím tái, sưng, mẩn đỏ, phát ban, mẩn ngứa…

            Nếu có bất kỳ lo lắng nào, cha mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được khám và xử trí. Nhiều triệu chứng có thể do bệnh lý trùng hợp với thời điểm tiêm chủng nên cha mẹ không nên chủ quan.

            Share