125 Thái Thịnh
Chuyên khoa
    Dịch vụ
      Bác sĩ
        Tin tức
          Hỏi đáp chuyên gia
            Lịch khám thai định kỳ chuẩn nhất cho mẹ bầu

            Lịch khám thai định kỳ chuẩn nhất cho mẹ bầu

            THAI THINH MEDIC
            10/10/2024

            Khám thai định kỳ là một trong những việc quan trọng nhất cần làm trong thời kỳ mang thai, không chỉ để bảo vệ sức khỏe của bà mẹ mà còn đảm bảo sự phát triển tối ưu cho thai nhi. Neomedic sẽ đồng hành cùng bạn trong suốt hành trình làm mẹ, chia sẻ những thông tin hữu ích về lịch khám thai, những lưu ý quan trọng và những kinh nghiệm chăm sóc thai nhi, giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc.

            Tại sao nên khám thai định kỳ?

            Khám thai thường xuyên rất quan trọng trong suốt thời gian mang thai. Nó giúp mẹ theo dõi sự phát triển của em bé và đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con. Khi đi khám, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe của mẹ, phát hiện sớm những vấn đề có thể xảy ra, và tư vấn cho mẹ cách ăn uống và chăm sóc tốt nhất theo từng giai đoạn.

            Việc khám thai đều đặn cũng giúp giảm nguy cơ biến chứng và tăng khả năng sinh con khỏe mạnh. Để có một thai kỳ khỏe mạnh, các bà mẹ nên tuân thủ lịch khám thai theo đúng chỉ định của bác sĩ.

            Lịch khám thai định kỳ chi tiết

            Mỗi giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu cần thực hiện các xét nghiệm quan trọng để phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các vấn đề có thể xảy ra. Theo đó, các mốc khám thai định kỳ đều đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

            Tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu thai kỳ)

            1. Lần khám thai đầu tiên

            Lần đầu đi khám thai thường diễn ra khi thai được khoảng 5-8 tuần. Đây là lúc để chắc chắn rằng bạn đã mang thai, đồng thời kiểm tra vị trí và nhịp tim của em bé. Bác sĩ sẽ siêu âm và xét nghiệm máu để kiểm tra các vấn đề như thiếu máu hay bệnh truyền nhiễm (viêm gan, HIV), và đo chỉ số BMI của mẹ để theo dõi cân nặng trong suốt thai kỳ. Bạn cũng sẽ được hướng dẫn về cách ăn uống, bổ sung axit folic và có lối sống lành mạnh để giữ sức khỏe tốt cho cả mẹ và bé.

            2. Lần khám thai thứ hai

            Nếu chưa siêu âm thấy tim thai hoặc phôi thai ở lần khám đầu tiên, đừng lo lắng. Do thai còn quá nhỏ, lần khám đầu tiên có thể chưa thấy được tim thai hoặc phôi thai. Vì vậy, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn quay lại tái khám khi thai khoảng 8-10 tuần. Các kiểm tra lần này sẽ bao quát hơn, giúp theo dõi sát sao sự phát triển của bé, trong đó có tim thai và phôi thai. Bác sĩ cũng sẽ làm những xét nghiệm giống lần trước như siêu âm, kiểm tra huyết áp, thử máu và nước tiểu để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

            3. Lần khám thai thứ ba

            Tuần thứ 11-13 là giai đoạn vàng để sàng lọc dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Bác sĩ sẽ đo độ mờ da gáy để sàng lọc các bất thường nhiễm sắc thể cho thai nhi, trong đó có hội chứng Down. Bạn cũng có thể được siêu âm để kiểm tra các dị tật như vô sọ, hở thành bụng, hay bất thường về tim và não của thai nhi. Các xét nghiệm máu sẽ giúp bác sĩ tầm soát nguy cơ các vấn đề như tiền sản giật, đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh.

            kham-thai-dinh-ky-1

            Tam cá nguyệt thứ hai (3 tháng giữa thai kỳ)

            4. Lần khám thai thứ tư

            Lần khám thai vào tuần 16-18 giúp kiểm tra sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ. Bác sĩ sẽ khám thai cho bạn, bao gồm siêu âm, đo cân nặng, huyết áp và nghe tim thai. Những mẹ có nguy cơ cao hoặc tiền sử sinh non sẽ được đo chiều dài cổ tử cung. Ngoài ra, xét nghiệm máu có thể được chỉ định để kiểm tra hormone và đánh giá nguy cơ mắc các dị tật như hội chứng Down hoặc nứt đốt sống. Cuối buổi khám, bác sĩ sẽ kê đơn bổ sung vi chất phù hợp với sức khỏe của mẹ và bé.

            5. Lần khám thai thứ năm

            Lần khám thai diễn ra trong khoảng tuần thứ 20 đến 24 của thai kỳ đóng vai trò then chốt để theo dõi sự phát triển của thai nhi và tầm soát các hình thái dị tật. Thông qua kỹ thuật siêu âm 4D tiên tiến, bác sĩ sẽ thu được hình ảnh chi tiết và rõ nét của thai nhi. Từ đó đánh giá tim, xương, não, thận và đo độ dài của cổ tử cung nhằm ước tính nguy cơ sinh non. Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm chuyên sâu. Mẹ bầu cũng sẽ được khuyến cáo tiêm mũi đầu tiên của vắc xin uốn ván (VAT) để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

            6. Lần khám thai thứ sáu

            Giai đoạn tuần 24-28 là thời điểm vàng để siêu âm và làm các xét nghiệm cần thiết, giúp mẹ bầu yên tâm hơn về sức khỏe của mình và bé. Bác sĩ sẽ kiểm tra cân nặng, huyết áp, xét nghiệm nước tiểu và siêu âm để đánh giá tình trạng phát triển của bé. Nghiệm pháp dung nạp đường được thực hiện để tầm soát nguy cơ đái tháo đường thai kỳ. Khi thai kỳ vượt qua mốc 27 tuần, thai phụ sẽ được khuyến nghị tiếp tục tiêm vắc xin uốn ván mũi 2. Mẹ bầu cũng có thể được xét nghiệm máu để kiểm tra nguy cơ viêm gan B và yếu tố Rh để bảo vệ sức khỏe của thai.

            Tam cá nguyệt thứ ba (3 tháng cuối thai kỳ)

            7. Lần khám thai thứ bảy

            Từ tuần 28-32, mẹ bầu sẽ tiếp tục các kiểm tra sức khỏe định kỳ như đo cân nặng, huyết áp, siêu âm tim thai và làm siêu âm hình thái học quý 3 để phát hiện các bất thường có thể xuất hiện muộn. Từ tuần 28-36, mẹ sẽ khám thai hai tuần một lần và sau đó là mỗi tuần cho đến khi sinh. Bác sĩ sẽ kiểm tra nhịp tim và kích thước tử cung để theo dõi sự phát triển của thai nhi, đồng thời có thể chỉ định siêu âm 4D nếu phát hiện bất thường về sự phát triển, mức nước ối hoặc vị trí của bé.

            8. Lần khám thai thứ tám

            Khi thai nhi được 32-36 tuần, mẹ bầu cần đi khám để kiểm tra ngôi thai và sự phát triển của bé. Lịch khám lúc này sẽ là 2 tuần một lần, với các xét nghiệm máu, nước tiểu, và siêu âm để kiểm tra vị trí thai. Nếu thai nằm ngôi mông, bác sĩ có thể hướng dẫn xoay thai tự nhiên và kiểm tra dấu hiệu sắp sinh. Mẹ bầu cũng được tiêm phòng uốn ván và làm xét nghiệm Non-stress Test (NST) để theo dõi sức khỏe thai nhi, đảm bảo bé nhận đủ oxy.

            9. Lần khám thai thứ chín

            Từ tuần 36 đến tuần 40, mẹ bầu sẽ được siêu âm và đo tim thai hàng tuần để theo dõi sự tăng trưởng của bé và đảm bảo nhịp tim ổn định. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra cổ tử cung, khung chậu để đánh giá khả năng sinh thường. Nếu bụng bầu sa, mẹ sẽ được bác sĩ tư vấn và làm các xét nghiệm cần thiết để biết được khi nào nên đi đẻ và chọn cách sinh phù hợp.

            10. Lần khám thai thứ mười

            Siêu âm và khám thai định kỳ ở tuần 36-40 giúp bác sĩ đánh giá lượng nước ối, tình trạng thai nhi và đưa ra quyết định về phương pháp sinh phù hợp nhất.

            Những điều mẹ bầu nên biết trước khi đi khám thai định kỳ

            Để theo dõi sự phát triển của thai nhi, mẹ bầu cần chuẩn bị kỹ lưỡng cho mỗi lần khám. Mặc trang phục thoải mái và dép bệt giúp dễ di chuyển trong suốt quá trình khám. Tránh sử dụng chất kích thích và có thể nhịn ăn nếu cần xét nghiệm đường huyết, đồng thời nên uống nước và nhịn tiểu khi siêu âm trong tam cá nguyệt đầu. Bạn nên tắm rửa sạch sẽ trước khi đến bệnh viện để khám. Lưu trữ đầy đủ hồ sơ khám và xin giấy xác nhận để hưởng quyền lợi bảo hiểm thai sản.

            Với những thông tin chi tiết về lịch khám thai định kỳ, Thai Thinh Medic hy vọng mẹ bầu đã có cái nhìn tổng quan và chuẩn bị kỹ lưỡng cho hành trình mang thai của mình.

            Nếu bạn đang không biết nên khám thai định kỳ ở đâu, hãy liên hệ ngay với Thai Thinh Medic sẽ mang đến cho bạn sự hài lòng tuyệt đối. Đặt lịch khám ngay nhé!

             

            Share