125 Thái Thịnh
Chuyên khoa
    Dịch vụ
      Bác sĩ
        Tin tức
          Hỏi đáp chuyên gia
            Hẹp bao quy đầu ở trẻ - Khi nào cần can thiệp?

            Hẹp bao quy đầu ở trẻ - Khi nào cần can thiệp?

            THAI THINH MEDIC
            06/07/2024

            Hẹp bao quy đầu là tình trạng phổ biến ở trẻ em trai, không nguy hiểm nhưng luôn có nguy cơ hình thành bệnh. Thông thường tình trạng này có thể tự khỏi khi trẻ lớn lên, tuy nhiên đối với một số trường hợp, hẹp bao quy đầu có thể không tự khỏi và cần can thiệp y tế.

            1. Bao quy đầu - Chức năng và đặc điểm ở trẻ em

            1.1 Bao quy đầu là gì?

            Bao quy đầu là một lớp da mỏng bao bọc phần đầu (quy đầu) của dương vật, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ bộ phận sinh dục nam khỏi các tác nhân gây hại như bụi bẩn, vi khuẩn, và các tác nhân gây kích ứng.

            Ở bé trai, bao quy đầu thường bao trọn đầu dương vật khi còn nhỏ. Tình trạng này được gọi là hẹp bao quy đầu sinh lý. Đây là hiện tượng bình thường và thường sẽ tự tụt xuống khi trẻ khoảng 4 - 5 tuổi.

            1.2 Chức năng và đặc điểm của bao quy đầu

            1.2.1 Chức năng của bao quy đầu

            Ở người bình thường, bao quy đầu có 2 chức năng chính: bảo vệ dương vật và chức năng tình dục.

            Ở trẻ em trai, bao quy đầu bao bọc bên ngoài dương vật giúp duy trì độ ẩm cần thiết cho quy đầu, đồng thời giúp bảo vệ "cậu bé" khỏi các tác nhân gây hại như bụi bẩn, vi khuẩn, virus và các tác nhân gây kích ứng khác. 

            1.2.2 Đặc điểm của bao quy đầu ở trẻ em

            Tương tự người lớn, bao quy đầu ở trẻ em cũng có một số đặc điểm mà cha mẹ cần nắm được để giúp con có sức khỏe sinh lý tốt về sau:

            - Mỏng manh và dễ bị tổn thương: Bao quy đầu của trẻ em mỏng manh hơn so với người lớn, do đó dễ bị tổn thương bởi các tác nhân bên ngoài.

            - Có nhiều mao mạch máu: Bao quy đầu có nhiều mao mạch máu, khiến nó dễ bị sưng đỏ và viêm nhiễm nếu không được vệ sinh đúng cách.

            - Có thể tiết ra chất bẩn: Bao quy đầu có thể tiết ra một chất bẩn trắng gọi là smegma. Cha mẹ cần vệ sinh bao quy đầu cho trẻ thường xuyên để loại bỏ smegma và ngăn ngừa mùi hôi.hep-bao-quy-dau-o-tre-khi-nao-can-can-thiep-1

            Tư liệu tham khảo

            2. Hẹp bao quy đầu - Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân

            2.1 Hẹp bao quy đầu là gì?

            Hẹp bao quy đầu là tình trạng bao quy đầu không thể tuột ra khỏi quy đầu ở trẻ em. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường thường gặp ở trẻ sơ sinh và có thể kéo dài đến tuổi thanh niên. Ở giai đoạn đầu đời, bao quy đầu đóng vai trò bảo vệ quy đầu nhạy cảm khỏi các tác nhân gây hại. Bao quy đầu sẽ tự tuột ra một cách tự nhiên khi đến tuổi dậy thì. Có 2 dạng hẹp bao quy đầu: hẹp bao quy đầu sinh lý và hẹp bao quy đầu bệnh lý. Đa số trẻ em trai đều bị hẹp bao quy đầu sinh lý.

            2.2 Các trường hợp hẹp bao quy đầu

            2.2.1 Hẹp bao quy đầu do sinh lý

            Hẹp bao quy đầu được coi là hiện tượng bình thường ở đa số trẻ em trai, đa phần là hẹp bao quy đầu sinh lý. Lúc này, da quy đầu đóng vai trò bảo vệ quy đầu nhạy cảm khỏi các tác nhân bên ngoài.

            Từ khoảng 3 tuổi trở lên, da quy đầu sẽ tự tuột xuống một cách tự nhiên. Vì vậy, cha mẹ không nên quá lo lắng, hãy vệ sinh bộ phận sinh dục hằng ngày cho con đúng cách để phòng ngừa viêm nhiễm. Đồng thời cha mẹ cần lưu ý không nên cố gắng tuột bao quy đầu vì có thể làm tổn thương bộ phận sinh dục và gây đau đớn cho con.

            2.2.2 Hẹp bao quy đầu do bệnh lý

            Hẹp bao quy đầu bệnh lý thường ít gặp hơn hẹp bao quy đầu sinh lý. 

            Triệu chứng thường gặp của bệnh lý này là đau, sưng viêm, chảy mủ, thậm chí chảy máu, tiết dịch bất thường, trẻ có biểu hiện tiểu khó, tiểu rặn… 

            hep-bao-quy-dau-o-tre-khi-nao-can-can-thiep-2

            Hình ảnh minh họa

            Tình trạng này xảy ra chủ yếu do dị tật bẩm sinh, do viêm nhiễm, chấn thương (ví dụ: vô tình bị kẹt khi kéo khóa quần, do mặc quần lót quá chật, dị ứng với các chất hóa học và các bệnh ngoài da khác). Một số nguyên nhân phổ biến như:

            - Miệng của bao quy đầu quá hẹp, không đủ để đầu dương vật đi qua.

            - Ngắn dây hãm dương vật: phần dây hãm bao quy đầu ngắn khiến phần da nối quy đầu dương vật với mặt dưới của bao quy đầu không thể kéo lên hoàn toàn, khi kéo có thể gây đau.

            - Do nhiễm vi khuẩn ở dương vật tạo thành sẹo xơ hóa ở quy đầu, cản trở khả năng tuột xuống của da quy đầu.

            Nếu nghi ngờ con có các triệu chứng của hẹp bao quy đầu bệnh lý, cha mẹ nên đưa con tới các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa.

            3. Các biến chứng thường gặp nếu không phát hiện và điều trị từ sớm

            Hẹp bao quy đầu bệnh lý có thể dẫn tới các biến chứng như viêm nhiễm lan rộng, nhiễm trùng đường tiết niệu, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản sau này của trẻ. Các biến chứng thường gặp có thể kể tới như:

            - Viêm niệu đạo: khi bị hẹp bao quy đầu, công việc vệ sinh cơ quan sinh dục sẽ trở nên khó hơn, từ đó tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn tấn công vùng sinh dục, trong đó có phần niệu đạo. Viêm nhiễm niệu đạo là tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, có thể dẫn tới viêm bàng quang, viêm thận…

            - Viêm quy đầu: nếu tình trạng hẹp bao quy đầu không được phát hiện và xử lý sớm dễ dẫn tới việc các tế bào chết bị tích tụ lại quá lâu bên trong, lâu dần khiến quy đầu bị viêm nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe.

            - Nghẹt quy đầu: khi không thể co kéo bao quy đầu, lưu lượng máu ở khu vực quy đầu bị nghẹt lại, khiến bao quy đầu bị sưng tấy, thậm chí có nguy cơ bị hoại tử.

            Để bảo vệ sức khỏe cho trẻ, cha mẹ cần chú ý quan sát các biểu hiện bất thường để có các phương án can thiệp kịp thời. 

            4. Điều trị hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ như thế nào

            Tùy từng trường hợp, việc điều trị và xử lý vấn đề hẹp bao quy đầu tương đối khác nhau. Có 4 phương pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay bao gồm: kéo bao quy đầu, sử dụng thuốc bôi, nong bao quy đầu và cắt bao quy đầu.

            4.1 Kéo bao quy đầu

            Đây là phương pháp có thể thao tác được ở nhà. Cha mẹ có thể giúp con hoặc hướng dẫn con tự kéo căng phần da của quy đầu đều đặn mỗi ngày 2 đến 3 lần.

            4.2 Sử dụng thuốc bôi

            Đây là phương pháp sử dụng thuốc bôi có chứa thành phần steroid khi thực hiện kéo căng da bao quy đầu, việc này giúp tăng khả năng co kéo phần da ở khu vực quy đầu hơn, dễ dàng thao tác hơn. Nếu trong vòng 3 tháng thực hiện phương pháp này mà không có sự cải thiện, cha mẹ cần đưa con tới cơ sở y tế để kiểm tra.

            4.3 Nong bao quy đầu

            Nong bao quy đầu là phương pháp tiểu phẫu. Phương pháp này khá đơn giản, hoàn toàn không mất nhiều thời gian và không gây đau đớn cho trẻ và được thực hiện ở cơ sở y tế chuyên khoa.

            4.4 Cắt bao quy đầu

            Đây là phương pháp phẫu thuật để mở rộng bao quy đầu, được khuyến khích sử dụng khi trẻ đã bước vào giai đoạn thanh thiếu niên. Phương pháp này không quá phức tạp, được chỉ định khi đã thực hiện qua các phương pháp trên nhưng không hiệu quả.

            Là chuyên khoa uy tín nhiều năm - Chuyên khoa Ngoại của Thai Thinh Medic quy tụ đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Cam kết mang đến cho Khách hàng những phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả nhất, với các dịch vụ:

            - Điều trị các bệnh nam khoa: nong, cắt hẹp bao quy đầu

            - Chấn thương chỉnh hình

            - Ung bướu

            Liên hệ hotline 097 288 1125 để được tư vấn!

            Share