125 Thái Thịnh
Chuyên khoa
    Dịch vụ
      Bác sĩ
        Tin tức
          Hỏi đáp chuyên gia
            Dấu hiệu cảnh báo bệnh cường giáp

            Dấu hiệu cảnh báo bệnh cường giáp

            THAI THINH MEDIC
            22/02/2023

            1. Cường giáp là gì?

            Cường giáp hay cường tuyến giáp là một hội chứng mà tuyến giáp hoạt động quá mức, sản xuất nhiều hormone giáp hơn nhu cầu của cơ thể và làm tăng nồng độ hormone giáp trong máu.

            Các hormone được sản xuất bởi tuyến giáp là Thyroxine (T4) và Triiodothyronine (T3), có vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng, chuyển hóa và phát triển của cơ thể. Vì vậy, bất cứ vấn đề nào xảy ra với hoạt động của tuyến giáp đều có thể ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh sức khỏe của cơ thể.

            Đọc ngay: Ung thư tuyến giáp - Căn bệnh có thể chữa khỏi

            2. Nguyên nhân gây bệnh?

            Cường giáp là bệnh lý gây ra bởi các nguyên nhân dưới đây:

            - Bệnh Basedow (Bệnh Graves)

            Nguyên nhân phổ biến nhất chiếm hơn 70% số trường hợp. Bệnh này xuất hiện do các tự kháng thể trong máu kích hoạt tuyến giáp, làm cho tuyến giáp phát triển và tiết ra quá nhiều hormone tuyến giáp. Loại cường giáp này có xu hướng phát triển trong gia đình và thường xảy ra ở phụ nữ trẻ có độ tuổi từ 20-50 tuổi.

            - Viêm tuyến giáp: Viêm tuyến giáp là bệnh tổn thương tuyến giáp do nhiễm virus vi khuẩn, do miễn dịch hoặc thuốc. Viêm tuyến giáp ít được biết đến nên thường bị bỏ qua nhưng khi bệnh kéo dài mà không được điều trị sẽ dẫn đến suy giáp không hồi phục, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.

            - Sử dụng nhiều hormon (đặc biệt ở những người lạm dụng thuốc giảm cân) khiến cơ thể tăng hấp thu quá mức hormon giáp.

            - Quá nhiều lượng iot

            - Bướu cổ hoặc u tuyến giáp…

            benh-cuong-giap

            Bướu cổ cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh cường giáp

            Tìm hiểu ngay: Mắc bệnh tuyến giap có mang thai được không?

            3. Triệu chứng của cường giáp là gì?

            Các triệu chứng bệnh cường giáp bao gồm:

            - Hồi hộp đánh trống ngực: cảm giác tim đập nhanh, mạnh trong lồng ngực, có thể cảm thấy đau ngực, khó thở.

            - Sợ nóng: do mức chuyển hóa cơ bản cao, thân nhiệt của người bệnh cường giáp thường cao hơn bình thường, do vậy người bệnh thường không chịu được những nơi có nhiệt độ cao hay thời tiết nóng nực.

            - Tiêu chảy: Tình trạng tiêu chảy kéo dài có thể là dấu hiệu bệnh cường giáp, nguyên nhân do nhu động ruột tăng thường xuyên.

            - Run tay: Triệu chứng run tay khiến bệnh nhân không thể tự kiểm soát, thường run với tần số nhanh và biên độ nhỏ

            - Bướu cổ: vùng cổ, nơi chứa tuyến giáp phình to, nguyên nhân do tuyến giáp bị phì đại.

            - Sụt cân: người bệnh cường giáp thường bị sụt cân, dù chế độ ăn vẫn như bình thường thậm chí là nhiều hơn, có thể sụt nhiều kilogram trong vòng 1 tháng.

            - Ra mồ hôi nhiều: cùng với tình trạng sợ nóng, người bệnh cường giáp thường xuyên ra mồ hôi thậm chí cả khi không vận động gì chỉ ngồi yên một chỗ.

            - Thay đổi tính tình, dễ cáu giận, lo lắng

            - Rối loạn giấc ngủ: người bệnh cường giáp hay bị khó ngủ, giấc ngủ không yên, giấc ngủ ngắn hơn bình thường.

            - Yếu mệt: mệt mỏi, giảm khả năng gắng sức, người bệnh không muốn vận động nhiều.

            benh-cuong-giap

            Rối loạn giấc ngủ: người bệnh cường giáp hay bị khó ngủ, giấc ngủ không yên, giấc ngủ ngắn hơn bình thường.

            4. Cường giáp có nguy hiểm không?

            Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, cường giáp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm bao gồm:

            - Biến chứng tim mạch: rối loạn nhịp tim (rung nhĩ, tăng nguy cơ đột quỵ), suy tim sung huyết.

            - Cơn bão giáp: là biến chứng hiếm gặp nhưng có thể gây tử vong. Bão giáp thường xảy ra trên người bệnh cường giáp không điều trị hoặc điều trị chưa ổn định và có yếu tố thúc đẩy như phẫu thuật, nhiễm trùng, chấn thương...

            - Bất thường mắt: bệnh Basedow sẽ gây lồi mắt, mắt sưng và đỏ, nhạy cảm ánh sáng, nhìn mờ, nhìn đôi và nặng nề nhất là mù.

            - Loãng xương: xương yếu và dễ gãy.

            Vì vậy, người bệnh cường giáp cần tuân thủ điều trị và tái khám định kì tại chuyên khoa nội tiết để kiểm soát tốt chức năng tuyến giáp và tránh những biến chứng.

            benh-cuong-giap

            Bệnh cường giáp sẽ gây nên biến chứng nguy hiểm như loãng xương, xương yếu và dễ gãy

            Đừng bỏ qua: Dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tuyên giáp thường gặp

            5. Cần làm gì để phát hiện hội chứng cường giáp

            Nếu có những triệu chứng đáng ngờ, bạn cần thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều trị nhằm bảo vệ sức khỏe của mình cũng như ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng gây nguy hiểm đến tính mạng như suy tim, cơn bão giáp… 

            Các phương pháp chẩn đoán cường giáp bao gồm:

            - Phân tích bệnh sử và các triệu chứng

            - Kiểm tra thể chất

            - Siêu âm hoặc xạ hình tuyến giáp để xem tuyến giáp của bạn có khối u hay không, có bị viêm hay hoạt động quá mức hay không

            - Xét nghiệm máu để đo nồng độ hormone tuyến giáp và các kháng thể tự miễn của tuyến giáp:

            • Hormone kích thích tuyến giáp (TSH)
            • Hormone tuyến giáp triiodothyronine (T3 )
            • Hormone tuyến giáp thyroxine (T4)
            • Kháng thể men peroxidase tuyến giáp (TPO)
            • Kháng thể tự miễn kháng receptor của TSH (TRAb)

            6. Cách phòng tránh hiệu quả

            - Luyện tập thể dục thường xuyên

            - Bổ sung đủ i-ốt

            Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ để được tư vấn chi tiết về vấn đề này. Đặc biệt phụ nữ mang thai, người cao tuổi là đối tượng cần lưu ý về việc bổ sung đủ lượng i-ốt hàng ngày để tránh những vấn đề sức khỏe cho thai nhi, sản phụ cũng như người cao tuổi.

            - Dinh dưỡng hợp lý

            Tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu oxy hóa như: trái cây, đặc biệt các loại quả mọng như việt quất, dâu tây…các loại ray xanh như cải xoăn, súp lơ…

            - Tầm soát các bệnh lý tuyến giáp nên được thực hiện hàng năm đặc biệt ở đối tượng là nữ giới trên 20 tuổi. Ngoài ra, khi phát hiện những triệu chứng cường giáp như mắt lồi, cổ to, đau họng, thân nhiệt cao, suy giảm thị lực…, người bệnh cần sớm đi khám tại chuyên khoa nội tiết của các trung tâm y tế, bệnh viện lớn trên cả nước.

            Phòng khám 125 Thái Thịnh cung cấp dịch vụ khám sức khỏe tổng quát và tầm soát ung thư tuyến giáp với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về ung bướu đến từ viện K Trung ương; máy móc siêu âm xét nghiệm hiện đại; quy trình thăm khám nhanh chóng, chuyên nghiệp, không phải chờ lâu. Mọi thông tin quý khách liên hệ hotline: 0972 88 11 25.
             

            Share