125 Thái Thịnh
Chuyên khoa
    Dịch vụ
      Bác sĩ
        Tin tức
          Hỏi đáp chuyên gia
            Mắc bệnh tuyến giáp có mang thai được không?

            Mắc bệnh tuyến giáp có mang thai được không?

            THAI THINH MEDIC
            30/05/2022

            Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng, có hình dạng con bướm ở phía trước cổ, đóng vai trò lớn trong việc điều hòa các hoạt động sinh trưởng, phát triển của mọi tế bào trên cơ thể người. Hormon tuyến giáp có chức năng kích thích sinh trưởng phát dục, tác động tới hoạt động của tuyến sữa, do vậy phụ nữ bị bệnh tuyến giáp sẽ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.

            benh-tuyen-giap

            Mặt trước và sau của tuyến giáp

            1.   Vì sao nữ giới hay mắc bệnh tuyến giáp?

            Bệnh tuyến giáp thường gặp ở nữ giới (tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 3 lần nam giới). Nguyên nhân là do ở nữ giới có các mốc biến động về nội tiết như dậy thì, có kinh nguyệt...làm thay đổi các hormone khiến gia tăng khả năng mắc bệnh lý tuyến giáp.

            Ngoài ra bệnh tuyến giáp còn gặp ở:

            • Những phụ nữ hay gặp tình trạng mất ngủ, lo âu, căng thẳng trong cuộc sống.
            • Người có sự suy giảm miễn dịch kéo dài.
            • Gia đình có người mắc bệnh tuyến giáp.
            • Chế độ ăn thừa hoặc thiếu I-ốt.

            Một số bệnh lý thường gặp nhất là:

            • Cường giáp.
            • Bướu nhân.
            • Viêm tuyến giáp Hashimoto.
            • Suy giáp.
            • Ung thư tuyến giáp.
            benh-tuyen-giap

            Tuyến giáp bình thường và tuyến giáp bị phì đại

            2. Mắc bệnh tuyến giáp ảnh hưởng tới khả năng mang thai của phụ nữ như thế nào?

            Tuyến giáp sản sinh ra nhiều loại hormone tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Do đó khi tuyến giáp gặp rối loạn thì nhiều cơ quan trong cơ thể cũng gặp vấn đề như: Bệnh lý tim mạch, giảm thị lực, loãng xương...Đối với phụ nữ một nguy cơ nữa có thể xảy ra là ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.

            Cụ thể sự thiếu hụt hormone tuyến giáp (bệnh suy giáp) sẽ làm cản trở quá trình rụng trứng và gây ra tình trạng không có sự rụng trứng hay phóng noãn. Do vậy dù bạn vẫn có kinh nguyệt bình thường nhưng sẽ không thể thụ thai được. Suy giáp còn có khả năng dẫn đến hiện tượng rong kinh, đa kinh từ đó ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nữ giới.

            Theo nhiều nghiên cứu, bệnh suy giáp cũng có thể hình thành u nang trong buồng trứng và làm giảm khả năng sinh sản. Ngoài ra suy giáp còn kích thích sản xuất prolactin (một loại hormone kiểm soát khả năng sản sinh ra sữa để nuôi con), khi prolactin cao hơn nồng độ progesterone sẽ khiến khó thụ thai.

            Ngược lại nếu thừa hormon tuyến giáp (bệnh cường giáp) có thể khiến phụ nữ bị ít kinh, vô kinh.

            Chu kỳ kinh nguyệt không đều cũng là lý do khiến việc thụ thai trở nên khó khăn hơn. Thêm vào đó, một khi các rối loạn hệ thống miễn dịch của cơ thể gây ra bệnh tuyến giáp, thì chúng cũng có thể ảnh hưởng đến các tuyến khác, trong đó có cả buồng trứng. Đây chính là nguyên nhân khiến cho nữ giới mãn kinh sớm.

            Nói tóm lại, khi bệnh tuyến giáp ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt tức là nó tác động đến sự rụng trứng và trở thành nguyên nhân khiến cho việc thụ thai ở nữ giới trở nên khó khăn hơn nhiều.

            benh-tuyen-giap

            Siêu âm tuyến giáp 

            3. Phụ nữ mắc bệnh tuyến giáp có thể mang thai không?

            Mặc dù không thể phủ nhận bệnh tuyến giáp ảnh hưởng đến sinh sản của người phụ nữ nhưng khi các rối loạn tuyến giáp được kiểm soát bởi phác đồ điều trị hiệu quả thì nữ giới vẫn có khả năng mang thai và sinh con bình thường. Nhiều trường hợp còn có thể mang thai và sinh con trong thời gian điều trị khi được bác sĩ nội tiết theo dõi và làm theo hướng dẫn của bác sĩ.

            Một điều đáng nói nữa là hầu hết các loại thuốc điều trị bệnh lý tuyến giáp đều an toàn với thai nhi nên thai phụ bị bệnh này có thể yên tâm điều trị. Điều quan trọng là, trước khi mang thai, nữ giới mắc bệnh tuyến giáp cần tái khám để nhận tư vấn từ bác sĩ. Việc làm này sẽ giúp tầm soát tốt các vấn đề do bệnh tuyến giáp gây ra.

            4. Phòng ngừa bệnh lý tuyến giáp

            Hạn chế tiếp xúc với môi trường phóng xạ: Bởi tia bức xạ một khi xâm nhập vào cơ thể liên tục sẽ gây ra biến đổi gen, dần dần hình thành tế bào ung thư, trong đó có ung thư tuyến giáp.  

            Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: ăn đa dạng thực phẩm, tăng cường rau xanh, đặc biệt là bổ sung đủ lượng iod cho cơ thể. Iod không chỉ có trong muối mà có ở nhiều loại thực phẩm khác như: tảo bẹ, rong biển, trứng, sữa ngũ cốc… Ngoài ra bạn cần tập thể dục thường xuyên, không hút thuốc lá.

            Kiểm tra sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để phát hiện sớm bệnh lý tuyến giáp và điều trị kịp thời.
             

            Phòng khám 125 Thái Thịnh cung cấp dịch vụ khám sức khỏe tổng quát và tầm soát ung thư tuyến giáp với:

            • Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về ung bướu đến từ viện K Trung ương;
            • Máy móc siêu âm xét nghiệm hiện đại;
            • Quy trình thăm khám nhanh chóng, chuyên nghiệp, không phải chờ lâu.
            • Mọi thông tin quý khách vui lòng liên hệ hotline: 0972 88 11 25.


             

            Share