125 Thái Thịnh
Chuyên khoa
    Dịch vụ
      Bác sĩ
        Tin tức
          Hỏi đáp chuyên gia
            Các khối vùng đầu, mặt, cổ hay gặp ở trẻ em mà bố mẹ cần lưu ý

            Các khối vùng đầu, mặt, cổ hay gặp ở trẻ em mà bố mẹ cần lưu ý

            THAI THINH MEDIC
            28/10/2022

            Khối vùng đầu cổ ở trẻ em là hiện tượng thường gây lo lắng cho nhiều cha mẹ. Trên thực tế phần lớn đó là các tổn thương lành tính, chỉ một số rất ít có nguy cơ ác tính. Mặc dù vậy, bất cứ khi nào phát hiện ra, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được đánh giá bởi các bác sĩ chuyên ngành Nhi và nếu cần có thể được điều trị kịp thời.

            1. Các hạch vùng đầu mặt cổ

            Hạch bạch huyết là một cơ quan nhỏ của hệ thống miễn dịch có nhiệm vụ bẫy vi rút, vi khuẩn và thường sưng lên để phản ứng với nhiễm trùng. 

            Triệu chứng:

            • Vị trí: Hạch góc hàm, cằm, sau tuyến mang tai, gáy, thượng đòn, nách…
            • Hạch thường xuất hiện sau một đợt viêm nhiễm vùng đầu mặt cổ: viêm đường hô hấp trên (mũi, họng, tai…), nhọt vùng đầu mặt cổ, sau tiêm phòng (lao)...
            • Hạch lành tính nên có tính chất tròn, nhẵn, mềm, dùng tay ấn sẽ thấy hạch di động, không đau.

            Nghi ngờ hạch ác tính khi: Hạch lớn >1cm, ấn đau, hạch cứng chắc, không di động kèm thêm trẻ có biểu hiện mệt mỏi, thiếu máu

            vùng đầu mặt cổ

            Hạch vùng đầu cổ ở trẻ em

            2. Nang giáp móng:

            Nguyên nhân: Nang giáp móng là bệnh lý bẩm sinh hay gặp trong các loại u nang vùng cổ.

            Trong bào thai, quá trình hình thành tuyến giáp có sự liên thông với lưỡi bằng ống giáp lưỡi. Về sau, ống giáp lưỡi teo dần và biến mất. Trong trường hợp do một nguyên nhân nào đó, ống giáp lưỡi không tiêu đi mà vẫn tồn tại thì sẽ tạo thành các nang kín nằm giữa sàn miệng, trên hoặc dưới xương móng. Nang này phát triển to dần, được gọi là nang ống giáp lưỡi hoặc nang giáp móng.

            Triệu chứng:

            • Xuất hiện một khối u có kích thước bằng viên bi hoặc to hơn quả quất nổi gồ ở da vùng cổ trước, tương ứng với vị trí xương móng, dính vào xương móng, da phủ bình thường. Khối u di động theo nhịp nuốt, khi sờ lên sẽ thấy căng nhưng không đau.
            • Nếu không điều trị, nang giáp móng sẽ bị bội nhiễm, sưng nóng, đỏ, tự vỡ mủ có lẫn dịch nhầy, tạo lỗ rò chảy dịch vàng.

            Điều trị: Phẫu thuật lấy hết nang cộng đường rò và 1 phần xương móng.

            Nang giáp móng

            Nang giáp móng ở trẻ em

            Đọc ngay: Cảnh báo dấu hiệu trẻ nhiễm Andenovirus mà bố mẹ cần lưu ý

            3. Rò khe mang: Do tồn tại khe mang và xoang cổ

            Nguyên nhân: Nang rò khe mang và rò khe nang là dị tật bẩm sinh tại vùng cổ bên. Nguyên nhân gây dị tật rò khe mang là do các cung mang phát triển không bình thường trong giai đoạn phôi thai. Cung mang chạy xuyên qua nhiều cơ quan khác nhau và nằm gần các dây thần kinh, mạch máu nên rất phức tạp.

            Triệu chứng:

            • Biểu hiện lỗ rò bẩm sinh vùng cổ, có thể nhỏ như cái kim, hoặc lớn hơn. Chảy dịch nhày thường xuyên và có thể biểu hiện viêm nhiễm.
            • Người bệnh được chụp cộng hưởng từ đánh giá đường rò thuộc loại nào.

            Điều trị: Phẫu thuật lấy bỏ hết đường rò.

            Rò khe mang

            Rò khe mang ở trẻ em

            Đọc thêm: Cảnh bảo: Trẻ nôn nhiều có thể do bệnh lý nguy hiểm 

            4. U bạch huyết vùng cổ:

            Nguyên nhân:

            •  U bạch huyết là dị tật của hệ thống bạch huyết, có thể gặp ở mọi lứa tuổi và mọi vị trí của cơ thể. Trong đó 90% xảy ra ở trẻ em dưới 2 tuổi và hay gặp ở vùng đầu, cổ.  U bạch huyết có thể bị từ khi còn bé (bẩm sinh) hoặc mắc phải (sau chấn thương...)
            • U bạch huyết bẩm sinh thường được chẩn đoán trước sinh, trong thời kỳ bào thai, qua siêu âm thai.
            • U bạch huyết mắc phải thường xuất hiện sau chấn thương, viêm, hoặc tắc nghẽn bạch huyết, thường phát hiện tình cờ hoặc bệnh nhân có biểu hiện đau nhẹ tại vùng tổn thương.

            Triệu chứng:

            • Có ba loại u bạch huyết với các triệu chứng biểu hiện của bệnh tùy thuộc vào kích thước và độ sâu của các mạch bạch huyết bất thường.
            • U bạch huyết dạng mao mạch thường thấy ở bề mặt da, thường là do bất thường về cấu trúc mạch bạch huyết, tổn thương là những cụm mụn nhỏ có màu từ hồng đến đỏ sẫm. Tổn thương lành tính và chỉ cần điều trị khi ảnh hưởng đến thẩm mỹ nhiều.
            • U bạch huyết dạng hang thường thấy ngay từ khi mới sinh, đôi khi cũng gặp ở lứa tuổi lớn hơn. Tổn thương thường nằm sâu dưới da và tạo khối lồi lên bề mặt da, hay gặp ở vùng cổ, lưỡi, môi. Kích thước có thể từ vài mm đến vài cm.
            • Các tổn thương u bạch huyết thường không gây đau hoặc đau nhẹ

            Điều trị: Hút dịch và tiêm bleomycin, phẫu thuật khi tiêm bleomycin không hiệu quả

            Khoa Nhi - Phòng khám 125 Thái Thịnh với bề dày kinh nghiệm đã trở thành địa chỉ tin cậy cho các cha mẹ.

            • Đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, tận tình thăm khám và điều trị.
            • Chỉ sử dụng kháng sinh khi thực sự cần thiết.
            • Trang thiết bị hiện đại, đảm bảo chất lượng.
            • Đón tiếp, chăm sóc người bệnh chu đáo, chuyên nghiệp.
            • Đặt lịch nhanh chóng, không phải chờ đợi.
            • Làm việc tất cả các ngày trong tuần từ Thứ 2 - Chủ nhật.

            Đặt lịch hẹn khám bác sĩ tại Phòng khám 125 Thái Thịnh.

             Liên hệ Hotline: 0972 88 11 25 để được tư vấn và đặt hẹn trực tuyến!

            Share