HIỂU ĐÚNG VỀ CÁC BỆNH HÔ HẤP CỦA TRẺ NHỎ VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

HIỂU ĐÚNG VỀ CÁC BỆNH HÔ HẤP CỦA TRẺ NHỎ VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

CLINIC
05/08/2022

Hệ hô hấp của trẻ chưa phát triển toàn diện, sức đề kháng của trẻ còn yếu, đặc biệt thời điểm giao mùa là giai đoạn trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như: cúm, viêm phế quản, viêm phổi... Phần lớn triệu chứng chung của các bệnh lý đường hô hấp là ho, khó thở, có đờm… Tuy nhiên để phân biệt một cách rõ ràng và phát hiện sớm, ba mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để chăm sóc con đúng cách, tuân thủ phương pháp điều trị để phòng biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng Phòng khám 125 Thái Thịnh tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

1. Bệnh hô hấp phổ biến - Cúm

Bệnh cúm là bệnh lý do virus với nhiều chủng cúm khác nhau, rất nguy hiểm đối với trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng (do chưa đủ tuổi tiêm vắc-xin cúm). Bệnh cúm nếu không được nhận diện và điều trị đúng cách có khả năng dẫn đến biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, các hội chứng nhiễm khuẩn thứ phát, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Triệu chứng thường gặp ở cúm là trẻ là sốt cao, ho, sổ mũi và nhức mỏi người.

Trường hợp con bị cúm, ba mẹ có thể áp dụng những biện pháp sau:

  • Cách ly, vệ sinh không gian sống và các vật dụng con thường chơi;
  • Quan sát thường xuyên thay đổi trên cơ thể của con như: nhịp thở, thân nhiệt, sắc tố da ở môi, các đầu ngón tay và uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của nhân viên y tế;
  • Sử dụng nước muối sinh lý 0.9% để vệ sinh mắt, mũi, họng hằng ngày cho con;
  • Không nên ủ quá kỹ hoặc cho con mặc đồ quá kín, chỉ nên giữ môi trường ấm, mặc quần áo thoải mái cho con;
  • Cho con ăn những thực phẩm mềm, uống nhiều nước, ăn trái cây để tăng cường sức khỏe.

Đưa trẻ đến viện ngay khi có các dấu hiệu sau:

  • Sốt cao liên tục, sốt dài ngày hoặc dùng thuốc hạ sốt không đỡ;
  • Cúm có biến chứng: ngoài các triệu chứng như sốt, ho,... có thể có các biến chứng như viêm phổi, viêm tai giữa, các tổn thương ở vị trí khác;
  • Trẻ xuất hiện đau tai, môi tím, khó thở, li bì hoặc kích thích…
benh-ho-hap

Tiêm vaccine phòng ngừa bệnh cúm ở trẻ nhỏ

Chưa có loại thuốc nào chữa khỏi hoàn toàn bệnh cúm, các loại thuốc hiện nay chỉ có khả năng làm giảm các triệu chứng. Tuy vậy, việc tiêm ngừa được coi là biện pháp hiệu quả giúp phòng một số chủng phổ biến, rút ngắn thời gian điều trị và giảm triệu chứng nặng nếu trẻ không may bị nhiễm bệnh. Việc tiêm phòng cần được thực hiện ngay khi trẻ trên 6 tháng tuổi, tiêm nhắc lại mỗi năm để phòng ngừa các chủng virus mới và tăng hiệu quả hoạt động của vắc xin.

Tìm hiểu thêm: Các gói tiêm chủng cho bé tại Phòng khám 125 Thái Thịnh nhé!

2. Hen suyễn

Hen suyễn là bệnh lý ở phổi, trẻ bị hen suyễn có các triệu chứng gồm ho nhiều, hụt hơi, tức ngực, nặng ngực, thở gấp, thở khò khè, thở rít hoặc khó thở… Nguyên nhân thường gặp là do hít phải bụi, phấn hoa hoặc các chất gây dị ứng… vì vậy khi con có các biểu hiện bất thường như trên, ba mẹ nên đưa con đến cơ sở chuyên khoa kiểm tra để phát hiện bệnh kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm như: biến dạng lồng ngực, chậm phát triển thể chất, nhiễm khuẩn hô hấp, tràn dịch màng phổi, suy tim gây suy giảm sức khỏe, ảnh hưởng đến chất lượng sống sau này của con.

3. Viêm xoang - Triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên

Viêm xoang thường đi kèm với bệnh cúm, nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc do dị ứng. Bệnh viêm xoang còn được gọi là nhiễm trùng xoang, tình trạng này xảy ra khi niêm mạc xoang cạnh mũi bị viêm, gây tích tụ chất lỏng hoặc chất nhầy bên trong tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển dẫn tới nhiễm trùng.

Kết thúc đợt viêm đường hô hấp cấp hơn 1 tuần nhưng con vẫn còn triệu chứng sốt nhẹ, nước mũi có màu vàng hoặc xanh đặc, có mùi; trẻ hay ho về đêm, dễ nôn trớ, hơi thở ngắn do nghẹt mũi, quấy khóc…ba mẹ có thể nghi ngờ con bị viêm xoang. Lúc này, ba mẹ có thể rửa mũi cho con, kết hợp uống thuốc và áp dụng các biện pháp giảm viêm và giảm các triệu chứng theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Nếu tình trạng viêm xoang kéo dài, ba mẹ cần đưa con đi thăm khám để có hướng điều trị kịp thời.

Đọc thêm: Làm thế nào để bảo vệ con khỏi cúm A bất thường?

4. Viêm phế quản

Phế quản là ống dẫn khí trong hệ hô hấp dưới với nhiệm vụ chính là dẫn khí vào phổi. Viêm phế quản là hiện tượng viêm các ống thở lớn trong phổi sau khi trẻ bị cúm hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên với các triệu chứng thường gặp như: trẻ ho liên tục từ 3 tuần trở lên, có thể kèm đau tức ngực, sổ mũi, sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, đau họng, thở khò khè… Để tránh nhầm lẫn bệnh viêm phế quản với bệnh hen suyễn do có các triệu chứng tương đồng, ba mẹ cần chú ý quan sát các biểu hiện của con và đưa con tới cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ thăm khám và có hướng điều trị hiệu quả.

5. Bệnh hô hấp dễ gây biến chứng nguy hiểm - Viêm phổi

Bệnh viêm phổi thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, rất dễ gây biến chứng và tử vong nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bệnh viêm phổi ở trẻ có 2 loại: viêm phổi thùy và viêm phổi phế quản (viêm phế quản phổi). Đây là tình trạng nhiễm trùng bên trong phổi, thường do virus hoặc phế cầu khuẩn gây nhiễm trùng. Bệnh có thể xuất hiện khi trẻ đang bị cúm hoặc ho.

Để đề phòng biến chứng nguy hiểm, ba mẹ hãy chú ý các biểu hiện sau:

  • Đối với trẻ sơ sinh: sốt cao trên 39 độ, mệt và ngủ li bì, con thở nhanh hoặc gắng thở bằng bụng, nôn trớ hoặc bị tiêu chảy, bỏ bú hoặc bú ít, con ho có đờm xanh hoặc vàng.
  • Đối với trẻ nhỏ: con sốt kèm ớn lạnh, thở gấp, đau tức ngực, ho, nôn trớ, con mệt mỏi, ít vận động, bỏ ăn.

Không phải tất cả các trường hợp viêm phổi đều cần nhập viện, tuy nhiên nếu con lần đầu có những hiện tượng trên hoặc đột nhiên mệt mỏi, bỏ bú, bỏ ăn, thở gắng thì ba mẹ cần đưa con tới các cơ sở y tế để kiểm tra.

Để ngăn ngừa các bệnh lý hô hấp và các biến chứng nguy hiểm ở trẻ, ba mẹ cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Rửa tay và hướng dẫn con rửa tay ít nhất 20 giây bằng nước ấm và xà phòng để hạn chế vi khuẩn, virus bám trên da, giúp phòng ngừa lây nhiễm virus từ các vật dụng thường cầm nắm hoặc sau khi tiếp xúc, giao tiếp nơi công cộng.
  • Hướng dẫn con che miệng lại khi ho và hắt hơi bằng khuỷu tay hoặc khăn giấy, tránh dùng tay, sau đó nên rửa tay thật sạch dưới vòi nước chảy.
  • Không dùng tay chạm lên mắt, mũi, miệng để hẹn chế vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.
  • Không tiếp xúc với người có dấu hiệu bị bệnh, khi có bệnh cần hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh lây nhiễm virus.
benh-ho-hap

Bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp

Khi con có các biểu hiện bất thường về hô hấp, ba mẹ cần đưa trẻ tới gặp các bác sĩ chuyên khoa Nhi, đồng thời cần bổ sung kiến thức và cân nhắc kỹ lưỡng về việc sử dụng kháng sinh cho con, chỉ sử dụng kháng sinh khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa nhằm tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Khoa Nhi phòng khám 125 Thái Thịnh:

  • Đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm đến từ Viện Nhi TW;
  • Thăm khám, tư vấn tận tình, hạn chế dùng kháng sinh.
  • Trang thiết bị y tế hiện đại, không gian sạch sẽ, rộng rãi, tránh lây nhiễm chéo.

Đặt lịch hẹn khám bác sĩ tại Phòng khám 125 Thái Thịnh.

Mọi thắc mắc quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline: 0972 88 11 25 - 0243 853 55 22 - 0247 309 6888

Share
Tìm kiếm
Tag
vắc xincovid trẻ emlịch nghỉ tếtbệnh tuyến giáplịch nghỉ lễtiểu đường thai kỳung thư đại trực trànggói khámung thưhậu covid-19trĩ nộimẹ bầuphòng khámviêm mũi họngviêm lộ tuyến cổ tử cungbệnh giao mùatiêm phòng 6 trong 1ung thư phổihậu covidcách chăm sóc trẻ bị viêm họngăn không ngon miệngsắtxét nghiệmhội chứng ống cổ taychụp x-quang tuyến vútư vấn miễn phí ung thưung thư cổ tử cungviêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thaitrĩ ngoạikhám sức khỏe tổng quátxét nghiệm thinprep pap6 in 1trẻ emkhám phụ khoanghỉ lễ giỗ tổ hùng vươngdinh dưỡngtest covidHPVthủy đậu10/3tầm soát ung thưdấu hiệu bệnh tuyến giápsiêu âm 4Dbác sĩbị tuyến giáp khi mang thaitiền ung thưthinprep papmỏi taytáo bón ở trẻ sơ sinhtiêm phòngsiêu âm thaiviêm não mô cầuưu đãi 30/4phương pháp phòng ung thưtiêm vắc xinrối loạn giấc ngủnguyên nhân táo bónchán ănhau covid 19phòng ngừa covidnghiệm pháp dung nạp đườngdấu hiệu ung thư vúnang rối màng mạchung thư cổ tử cungvắc xin 6.1cách chữa táo bónung thư vú giai đoạn 0covid19ung thư tuyến giáptrẻ bị táo bónmang thaitrẻ bị sốtbệnh trĩpcrung thư cổ tử cungsiêu âm 5Dthăm khámxét nghiệm covidung thư dạ dàyung thư gantầm soát ung thư vúrối loạn kinh nguyệttrẻ bị viêm họngkhám thai125 thái thịnhdấu hiệutest nhanhhỏi đáp ung thưung thư vúNIPTtránh thaicovid-19khai trươngsau sinhxét nghiệm tiểu đườngvirut rotaung thử cổ tử cungmất ngủtê tayung thư cổ tử cung