SAI LẦM PHỔ BIẾN CỦA CÁC MẸ VỀ ĂN UỐNG SAU SINH

SAI LẦM PHỔ BIẾN CỦA CÁC MẸ VỀ ĂN UỐNG SAU SINH

CLINIC
16/08/2022

Canh xương hầm, thịt luộc, thịt rang, móng giò, rau ngót, kiêng ăn hải sản, kiêng uống nhiều nước, kiêng trứng, sữa… là một trong vô số những cụm từ về dinh dưỡng không hề xa lạ với bất cứ ai, được truyền lại từ đời này qua đời khác với mong muốn đảm bảo sức khỏe cho em bé và bà mẹ sau sinh. Theo số liệu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, 40% trẻ em bị còi xương, suy dinh dưỡng xuất phát từ việc mẹ phải kiêng khem thái quá, thiếu khoa học, đặc biệt là đối với các mẹ sinh mổ. Cùng Phòng khám 125 Thái Thịnh tìm hiểu kiến thức dinh dưỡng của sản phụ sau sinh theo góc nhìn của khoa học hiện đại nhé!

1. Mẹ ăn thức ăn kho mặn để con không bị tiêu chảy

Một nồi thịt, cá kho mặn để ăn trong nhiều ngày liền là món ăn quen thuộc của nhiều mẹ Việt khi ở cữ, người xưa cho rằng việc để mẹ ăn đồ ăn nhạt sẽ khiến trẻ không được “chặt ruột”, dễ bị tiêu chảy.

Trên thực tế, muối chứa natri – một chất rất quan trọng cho cơ thể, đặc biệt cần cho hồi phục nhanh chóng của sản phụ sau sinh, cơ thể thiếu natri sẽ xảy ra triệu chứng huyết áp thấp, chóng mặt, buồn nôn, chán ăn,… Tuy nhiên việc ăn mặn dẫn đến thiếu sự cân bằng điện giải, không hề tốt đối với sức khỏe ở mọi lứa tuổi. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, lượng muối cần thiết tối đa là 5 gram muối/ngày/người. Đối với các mẹ có tiền sử cao huyết áp hoặc tiểu đường, việc ăn mặn khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn, ảnh hưởng tới cảm giác thèm ăn của mẹ và việc tiết sữa đều đặn.

Do vậy, sản phụ sau sinh không nên ăn đồ mặn, hạn chế ăn thực phẩm đóng hộp, kiêng các thức ăn lên men như: dưa món, cà muối, … đồng thời nên uống nhiều nước để đảm bảo lượng nước cho cơ thể và lượng nước cần thiết để sản xuất sữa cho em bé bú.

an-uong-sau-sinh

Mẹ không nên ăn các thực phẩm khô và mặn (có hàm lượng muối cao)

2. “Lời đồn” chỉ tập trung ăn các thực phẩm có nhiều chất béo và tinh bột cho lợi sữa

Ăn nhiều tinh bột và thức ăn giàu đạm, protein, chất béo như: cơm, móng giò, thịt hầm… được coi là nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của cả mẹ và tăng khả năng sản xuất sữa. Tuy nhiên, việc nạp quá nhiều chất những thực phẩm này dễ khiến mẹ có nguy cơ mắc tiểu đường, tăng cân mất kiểm soát sau sinh. Thậm chí, nạp quá nhiều mỡ từ động vật, đặc biệt chất béo chưa bão hòa có thể khiến mẹ bị tắc tia sữa, tăng hàm lượng chất béo xấu trong sữa mẹ, dễ gây kích ứng hệ tiêu hóa của con.

Vì vậy, sản phụ sau sinh chỉ nên ăn vừa đủ và đa dạng nhóm chất chính như: tinh bột, chất đạm, vitamin để cơ thể mẹ nhanh chóng hồi phục và đủ đủ sữa cho con bú.

3. Sản phụ sau sinh kiêng ăn đồ chua vì sợ bé bị tiêu chảy

Theo quan niệm xưa, các loại thực phẩm chua cần loại bỏ trong thực đơn của sản phụ sau sinh để phòng ngừa nhiều nguy cơ như: ê buốt răng, nhức chân rang, rối loạn tiêu hóa, tăng co bóp dạ dày gây đau dạ dày v.v… Tuy nhiên, việc cắt hoàn toàn thực phẩm chua đối với sản phụ sau sinh chưa hẳn là việc tốt. Thực phẩm chua có nhiều loại, sản phụ nên kiêng hoàn toàn đồ chua lên men (cà muối, dưa món, …) và đồ chua ngâm đường (hoa quả dầm muối, ớt, đường). Lưu ý bổ sung vitamin C đến từ đồ chua tự nhiên như: hoa quả có vị ngọt, tránh hoa quả có vị chua hoặc quả chưa chín.

4. Sau sinh cần kiêng ăn rau cải?

Nhiều quan niệm cho rằng việc sản phụ ăn rau cải dễ gây bệnh tiểu són khi về già. Tuy nhiên trên thực tế, bệnh tiểu són xảy ra ở người lớn tuổi là do các cơ thắt bàng quang không còn hoạt động tốt, đây là do quá trình sinh lý tự nhiên của cơ thể, hoàn toàn không phải do ăn rau cải sau sinh.

Kiêng ăn rau cải là mẹ đã vô tình bỏ qua nhiều dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe của sản phụ như: vitamin C, vitamin K, axit folic, chất xơ… giúp cải thiện quá trình tiêu hóa và hệ miễn dịch của mẹ.

Tuy nhiên việc ăn rau cải cẩn thận trọng đối với trường hợp sản phụ mắc hội chứng trào ngược, đau dạ dày, khó tiêu, sản phụ bị sỏi thận, sản phụ bị rối loạn tuyến giáp. Các mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu đang gặp các vấn đề về sức khỏe kể trên nhé.

5. Sản phụ sau sinh có cần kiêng ăn hoa quả?

Quan niệm cũ cho rằng sản phụ sau khi sinh là giai đoạn dễ bị nhiễm lạnh nhất, cần kiêng ăn hoa quả. Thực thế không hẳn vậy, hoa quả chứa nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng rất tốt cho cơ thể đang cần phục hồi, đặc biệt là sau giai đoạn sinh nở. Để đảm bảo hoa quả phát huy tốt tác dụng của nó, cần ưu tiên các loại hoa quả tươi, nguồn gốc và quy trình sản xuất đảm bảo, không nên ăn các loại quả mang tính hàn như: lê, dưa hấu, các loại quả có vị chua, các loại quả còn non và xanh.

an-uong-sau-sinh

Hoa quả là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu hằng ngày

6. Mẹ quên bữa ăn nhẹ

Nhiều bà mẹ sau sinh vì quá lo lắng cho con mà quên mất bản thân cũng cần được chăm sóc. Mẹ nên linh hoạt thay đổi các món ăn theo tuần để tạo hứng thú khi ăn uống, đồng thời có thể ăn vặt bằng các loại hạt ngũ cốc nguyên hạt giúp tăng chất lượng sữa mẹ, vừa giải tỏa cảm giác thèm ăn. Ngũ cốc nguyên hạt có hàm lượng chất xơ cao, không những giúp cơ thể có cảm giác no lâu, giảm lượng thức ăn nạp vào mà còn giúp làm chậm quá trình hấp thu các dưỡng chất khác trong bữa chính, giúp tránh hiện tượng tăng đường huyết đột ngột sau khi ăn, giảm nguy cơ đái tháo đường tuýp 2, giúp hạ thấp nồng độ cholesterol trong máu.

Để đề phòng em bé bị dị ứng với một số loại hạt (đặc biệt là lạc - đậu phộng) sau khi bú, mẹ nên ăn thăm dò với một lượng hạt nhỏ để quan sát phản ứng của con, sau đó mới tăng dần lượng hạt và đa dạng các loại hạt nhé!

7. Thực phẩm mẹ có thể tham khảo để tăng cường sức khỏe sau sinh

an-uong-sau-sinh

Bổ sung đa dạng thực phẩm giúp mẹ ăn ngon hơn, thoải mái tinh thần và chóng hồi phục sức khỏe

  • Trứng gà 

Chứa nhiều protein với hầu hết các acid amin mà cơ thể không tự tổng hợp được, ngoài ra trứng gà chứa một lượng choline dồi dào, cần thiết cho phụ nữ sau sinh, giúp vết thương chóng lành và lợi sữa, tuy nhiên mẹ chỉ nên ăn lượng vừa phải để tránh đầy bụng, khó tiêu.

  • Cá hồi 

Chứa hàm lượng DHA tốt cho hệ thần kinh của trẻ, giúp mẹ cải thiện tâm trạng sau sinh. Tuy cá hồi có chứa lượng thủy ngân thấp, nhưng theo khuyến cáo của cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm FDA, mẹ chỉ nên bổ sung tối đa khoảng 360 gram mỗi tuần thôi nhé!

  • Thịt bò nạc 

Là thực phẩm cung cấp hàm lượng sắt, protein và vitamin B12 rất cần cho mẹ sau sinh, vì vậy hãy bổ sung thịt bò nạc vào thực đơn của mẹ để tăng cường năng lượng cho mẹ và em bé nhé!

  • Cá chép 

Được coi là thực phẩm có lợi cho sản phụ sau sinh bởi chất protein có trong cá chép giúp tăng khả năng co bóp của tử cung, đẩy lượng máu dư ra ngoài và rút ngắn thời gian ra sản dịch cho mẹ.

  • Hoa quả tươi 

Chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giảm tình trạng táo bón. Mẹ sau sinh nên bổ sung các loại quả có tính mát như: chuối, táo, lê, cam/ quýt/ bưởi ngọt …

Ngày nay, nhờ minh chứng của khoa học hiện đại, có rất nhiều “lời đồn” vô căn cứ đã được lý giải, những quan niệm sai lầm cũng đã dần được loại bỏ; các bà mẹ hiện đại đã chủ động cập nhật kiến thức khoa học để nuôi con khỏe mạnh và giữ cho mẹ một tinh thần thoải mái.

Sau sinh là giai đoạn mẹ cần cung cấp nhiều dưỡng chất bởi dưỡng chất từ mẹ đã thiếu hụt một phần khi mang thai và vượt cạn. Ngoài chế độ ăn uống đa dạng, tươi ngon, mẹ nên ưu tiên nghỉ ngơi, thư giãn điều độ để cơ thể mau chóng phục hồi, tăng cường chất lượng sữa cho con bú.

Mọi thắc mắc quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline: 0972 88 11 25 - 0243 853 55 22 - 0247 309 6888
 

Share
Tìm kiếm
Tag
vắc xincovid trẻ emlịch nghỉ tếtbệnh tuyến giáplịch nghỉ lễtiểu đường thai kỳung thư đại trực trànggói khámung thưhậu covid-19trĩ nộimẹ bầuphòng khámviêm mũi họngviêm lộ tuyến cổ tử cungbệnh giao mùatiêm phòng 6 trong 1ung thư phổihậu covidcách chăm sóc trẻ bị viêm họngăn không ngon miệngsắtxét nghiệmhội chứng ống cổ taychụp x-quang tuyến vútư vấn miễn phí ung thưung thư cổ tử cungviêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thaitrĩ ngoạikhám sức khỏe tổng quátxét nghiệm thinprep pap6 in 1trẻ emkhám phụ khoanghỉ lễ giỗ tổ hùng vươngdinh dưỡngtest covidHPVthủy đậu10/3tầm soát ung thưdấu hiệu bệnh tuyến giápsiêu âm 4Dbác sĩbị tuyến giáp khi mang thaitiền ung thưthinprep papmỏi taytáo bón ở trẻ sơ sinhtiêm phòngsiêu âm thaiviêm não mô cầuưu đãi 30/4phương pháp phòng ung thưtiêm vắc xinrối loạn giấc ngủnguyên nhân táo bónchán ănhau covid 19phòng ngừa covidnghiệm pháp dung nạp đườngdấu hiệu ung thư vúnang rối màng mạchung thư cổ tử cungvắc xin 6.1cách chữa táo bónung thư vú giai đoạn 0covid19ung thư tuyến giáptrẻ bị táo bónmang thaitrẻ bị sốtbệnh trĩpcrung thư cổ tử cungsiêu âm 5Dthăm khámxét nghiệm covidung thư dạ dàyung thư gantầm soát ung thư vúrối loạn kinh nguyệttrẻ bị viêm họngkhám thai125 thái thịnhdấu hiệutest nhanhhỏi đáp ung thưung thư vúNIPTtránh thaicovid-19khai trươngsau sinhxét nghiệm tiểu đườngvirut rotaung thử cổ tử cungmất ngủtê tayung thư cổ tử cung