125 Thái Thịnh
Chuyên khoa
    Dịch vụ
      Bác sĩ
        Tin tức
          Hỏi đáp chuyên gia
            Doạ sảy thai ra máu bao lâu? Lưu ý quan trọng cho mẹ bầu

            Doạ sảy thai ra máu bao lâu? Lưu ý quan trọng cho mẹ bầu

            THAI THINH MEDIC
            15/11/2024

            Một trong những biểu hiện rõ rệt nhất của tình trạng dọa sảy thai là ra máu âm đạo. Do đó có không ít mẹ bầu thắc mắc dọa sảy thai ra máu bao lâu và khi nào cần đi khám bác sĩ.

            1. Nguyên nhân gây dọa sảy thai

            Dọa sảy thai là tình trạng cảnh báo rằng thai kỳ có thể gặp nguy hiểm, dẫn đến việc mất thai. Những nguyên nhân phổ biến khiến mẹ bầu có thể gặp dọa sảy thai:

            • Bất thường về nhiễm sắc thể của thai nhi: Sự phát triển của thai nhi phụ thuộc vào nhiễm sắc thể, nhưng những sai sót trong cấu trúc nhiễm sắc thể có thể gây ra các bất thường, khiến thai nhi không thể phát triển khỏe mạnh và dẫn đến dọa sảy thai.
            • Hội chứng kháng Phospholipid: một bệnh tự miễn, đặc trưng bởi các huyết khối tĩnh mạch và động mạnh, dẫn đến nguy cơ sảy thai
            • Bất đồng nhóm máu giữa mẹ và thai nhi (Yếu tố Rh): Khi mẹ bầu và thai nhi có nhóm máu không tương thích, cơ thể mẹ có thể sản sinh ra kháng thể tấn công tế bào máu của thai nhi.
            • Chấn thương cơ thể hoặc va chạm mạnh: Các tai nạn, ngã hoặc va đập mạnh vào bụng bầu có thể gây tổn thương tử cung, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và dẫn đến dọa sảy thai.
            • Căng thẳng và mệt mỏi kéo dài: Stress, lo âu và mệt mỏi có thể ảnh hưởng đến các hormone trong cơ thể, làm suy yếu sức khỏe mẹ bầu và gây ra tình trạng dọa sảy thai.
            • Chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng: Lao động nặng nhọc, thiếu hụt dinh dưỡng, hoặc cơ thể mẹ bầu bị suy nhược có thể làm giảm khả năng nuôi dưỡng thai nhi, từ đó gây nguy cơ dọa sảy thai.
            • Sử dụng chất kích thích và hóa chất độc hại: Thuốc lá, rượu bia, các chất kích thích hay tiếp xúc với hóa chất độc hại có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi, gia tăng nguy cơ dọa sảy thai.
            • Bệnh lý nền của mẹ bầu: Các bệnh lý như viêm nhiễm phụ khoa, bệnh tuyến giáp, tiểu đường, cao huyết áp, béo phì, các bệnh về thận, phụ khoa hoặc nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và gây ra tình trạng dọa sảy thai.
            • Mẹ có niêm mạc tử cung mỏng: Niêm mạc tử cung mỏng có thể làm giảm khả năng làm tổ và bám dính của thai nhi. Khi niêm mạc tử cung không đủ dày để cung cấp môi trường tốt cho thai nhi phát triển, khả năng xảy ra dọa sảy thai sẽ tăng lên.
            • Tiền sử nạo phá thai hoặc sử dụng thuốc tránh thai kéo dài: Việc nạo phá thai nhiều lần có thể ảnh hưởng đến niêm mạc tử cung, làm giảm khả năng làm tổ và bám dính của thai nhi, từ đó gia tăng nguy cơ dọa sảy thai.
            • Độ tuổi mẹ bầu: Mẹ bầu trên 35 tuổi có nguy cơ cao hơn trong việc gặp phải các vấn đề sức khỏe, bao gồm tình trạng dọa sảy thai.
            • Thói quen xấu: Mẹ bầu quan hệ tình dục thô bạo hoặc thường xuyên xoa bụng không đúng cách đều có thể tác động tiêu cực đến thai kỳ.

            Mỗi nguyên nhân đều có thể tác động một cách riêng biệt hoặc kết hợp với các yếu tố khác, làm gia tăng nguy cơ dọa sảy thai ở mẹ bầu. Do đó, việc nhận diện sớm các nguyên nhân và thực hiện các biện pháp chăm sóc đúng đắn là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

            doa-say-thai-ra-mau-bao-lau-2

            Mỗi nguyên nhân đều có thể tác động một cách riêng biệt hoặc kết hợp với các yếu tố khác, làm gia tăng nguy cơ dọa sảy thai ở mẹ bầu.

            2. Doạ sảy thai ra máu bao lâu?

            Chảy máu là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất mà mẹ bầu có thể gặp phải khi bị dọa sảy thai. Tuy nhiên, dọa sảy thai ra máu bao lâu sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ chảy máu, cảm giác đau bụng và tình trạng sức khỏe của mẹ bầu:

            • Tuổi thai: Phụ nữ mang thai càng lâu thường có nồng độ hormone hCG và progesterone cao hơn, giúp duy trì thai kỳ. Do đó, tình trạng ra máu có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, tùy vào tình trạng cụ thể của thai kỳ.
            • Mang đa thai: Mẹ bầu mang đa thai (sinh đôi, sinh ba…) có thể kéo dài hơn so với thai đơn.
            • Nguyên nhân gây dọa sảy: Nếu nguyên nhân doạ sảy thai là do nhiễm trùng hoặc các bất thường liên quan đến di truyền, mẹ bầu có thể ra máu lâu hơn.
            • Tình trạng sức khỏe của mẹ bầu: Mẹ bầu có bệnh nền hoặc bị suy nhược cơ thể có thể phục hồi chậm hơn, do vậy dấu hiệu chảy máu khi dọa sảy thường kéo dài hơn.

            Trong trường hợp máu báo sảy thai, ban đầu mẹ bầu chỉ thấy một đốm máu nhỏ, sau đó có thể chảy nhiều hơn và ồ ạt khi túi thai dồn về phía dưới cổ tử cung. Hiện tượng này thường kéo dài từ 3 đến 5 giờ và máu có thể chuyển màu từ hồng nhạt sang đỏ tươi và cuối cùng là nâu. Khi dọa sảy, mẹ bầu có thể gặp phải nhiều dấu hiệu khác ngoài chảy máu như:

            • Đau tức, đau âm ỉ ở bụng dưới
            • Co thắt tử cung
            • Đau lưng
            • Trên siêu âm: Cổ tử cung đóng kín, có dấu hiệu bong nhau dọa sảy.
            doa-say-thai-ra-mau-bao-lau-3

            Dọa sảy thai ra máu bao lâu sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ chảy máu, cảm giác đau bụng và tình trạng sức khỏe của mẹ bầu

            3. Hướng dẫn cách chăm sóc khi bị dọa sảy thai cho mẹ bầu

            Khi gặp phải dấu hiệu dọa sảy thai ra máu, việc chăm sóc đúng cách là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Sau đây là một số hướng dẫn giúp mẹ bầu vượt qua tình trạng này an toàn nhất.

            3.1. Đi khám bác sĩ ngay lập tức 

            Đây là điều quan trọng nhất khi mẹ bầu gặp phải tình trạng dọa sảy thai ra máu. Bác sĩ sẽ tiến hành các chẩn đoán cần thiết, có thể bao gồm siêu âm, xét nghiệm và kiểm tra tình trạng sức khỏe của mẹ bầu xác định nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng ra máu, từ đó đưa ra phương án điều trị phù hợp.

            Tùy thuộc vào nguyên nhân, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giúp giảm co thắt, bổ sung hormone progesterone hoặc các biện pháp hỗ trợ khác cho mẹ bầu.

            doa-say-thai-ra-mau-bao-lau-4

            Khi mẹ bầu gặp phải tình trạng dọa sảy thai ra máu, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức.

            3.2. Dọa sảy thai ra máu cần nghỉ bao lâu? 

            Bên cạnh lưu ý dọa sảy thai ra máu bao lâu, mẹ bầu cũng cần chú ý thời gian nghỉ ngơi khi bị dọa sảy. Nếu ra máu ít và không kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng, mẹ bầu có thể nghỉ ngơi tại nhà từ 1-2 ngày để cơ thể hồi phục. Nếu tình trạng ra máu kéo dài hoặc xuất hiện những cơn đau bụng, mẹ bầu có thể cần phải nhập viện để theo dõi và điều trị kịp thời. Ngoài ra, mẹ bầu có sức khỏe yếu hoặc có các bệnh lý nền sẽ cần nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn để cơ thể phục hồi.

            3.3. Giữ tinh thần thoải mái

            Căng thẳng và lo âu có thể làm tình trạng dọa sảy thai trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, mẹ bầu nên cố gắng duy trì tinh thần thoải mái và tránh những suy nghĩ tiêu cực. Mẹ bầu có thể tập trung vào việc nghỉ ngơi, thư giãn và làm những việc giúp giảm stress như nghe nhạc nhẹ, đọc sách hoặc thiền.

            doa-say-thai-ra-mau-bao-lau-5

            Bên cạnh lưu ý dọa sảy thai ra máu bao lâu, mẹ bầu cũng cần chú ý thời gian nghỉ ngơi khi bị dọa sảy.

            3.4. Tư thế mẹ bầu nên nằm khi bị dọa sảy thai

            Tư thế nằm là một yếu tố quan trọng giúp mẹ bầu giảm thiểu nguy cơ doạ sảy thai ra máu. Dưới đây là một số lưu ý:

            • Nằm nghiêng trái: Đây là tư thế được khuyến khích nhất cho mẹ bầu bị dọa sảy thai, đặc biệt trong ba tháng đầu. Nằm nghiêng về bên trái giúp giảm áp lực lên các cơ quan nội tạng, cải thiện lưu thông máu và dưỡng chất đến nhau thai, đồng thời giúp ngăn ngừa sự tích tụ dịch trong màng nuôi.
            • Tránh nằm sấp hoặc gục xuống bàn: Những tư thế này có thể gây thêm sức ép lên vùng bụng, làm tăng nguy cơ co bóp tử cung không kiểm soát và ảnh hưởng đến thai nhi.
            doa-say-thai-ra-mau-bao-lau-6

            Tư thế nằm là một yếu tố quan trọng giúp mẹ bầu giảm thiểu nguy cơ doạ sảy thai ra máu.

            3.5. Dọa sảy thai nên ăn uống gì?

            Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp mẹ bầu hồi phục sức khỏe nhanh chóng và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi:

            • Thực phẩm giàu protein và vitamin: Mẹ bầu nên ăn các thực phẩm như thịt nạc (gà, bò, lợn), trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa. Những thực phẩm này giúp cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và phát triển hệ xương của thai nhi.
            • Rau củ quả tươi: Các loại rau xanh sẫm màu như bông cải xanh, rau cải xoăn, cùng các trái cây giàu vitamin C như cam, dâu tây, ổi sẽ cung cấp vitamin, khoáng chất quan trọng trong quá trình mang thai.
            • Tránh các chất kích thích: Mẹ bầu nên tránh xa rượu, cà phê, thuốc lá và các chất kích thích khác có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi và làm tăng nguy cơ sảy thai.
            doa-say-thai-ra-mau-bao-lau-7

            Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp mẹ bầu hồi phục sức khỏe nhanh chóng và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi

            Đối với mẹ bầu, hiểu rõ doạ sảy thai ra máu bao lâu và chăm sóc sức khỏe đúng cách là bước đầu giúp bảo vệ bản thân và hỗ trợ thai nhi phát triển khỏe mạnh. Mẹ bầu hãy luôn theo dõi tình trạng sức khỏe, giữ tinh thần lạc quan và đừng ngần ngại tìm đến sự hỗ trợ y tế khi cần.

            Phòng khám 125 Thái Thịnh – đơn vị dẫn đầu về siêu âm thai tại Hà Nội cung cấp dịch vụ siêu âm thai, quản lý thai kỳ trọn vẹn. Liên hệ hotline 097 288 1125 hoặc 0243 853 5522 để được tư vấn chi tiết và đặt lịch khám.

            Share