125 Thái Thịnh
Chuyên khoa
    Dịch vụ
      Bác sĩ
        Tin tức
          Hỏi đáp chuyên gia
            Thai nhi nhẹ cân - Nguyên nhân do đâu và mẹ cần ăn gì?

            Thai nhi nhẹ cân - Nguyên nhân do đâu và mẹ cần ăn gì?

            THAI THINH MEDIC
            22/11/2022

            Hiện nay khi siêu âm thai, nhiều mẹ bầu được được chẩn đoán thai nhi nhẹ cân so với tuần tuổi thai – Điều này khiến các mẹ rất lo lắng, tìm cách ăn uống bổ sung để em bé khỏe mạnh, tăng cân. Tuy nhiên việc ăn không khoa học có thể ảnh hưởng xấu tới mẹ và bé. Bài viết dưới đây Phòng khám 125 Thái Thịnh sẽ gợi ý cho các mẹ chế độ ăn giúp tăng cân phù hợp cho em bé.

            1.    Vì sao thai nhi nhẹ cân

            Khái niệm thai nhi nhẹ cân có nghĩa là em bé có cân nặng nhẹ hơn so với cân nặng trung bình của tuổi thai đó. Có rất nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến:

            1.1. Về phía người mẹ

            Mẹ bầu mắc một số bệnh mạn tính hoặc có lối sống không lành mạnh có thể là nguyên nhân khiến thai nhi nhẹ cân như:

            • Huyết áp cao
            • Tiểu đường thai kỳ
            • Bệnh thận mạn tính
            • Bệnh tim hoặc hô hấp
            • Hội chứng kháng phospholipid
            • Lối sống không lành mạnh của mẹ bầu khi mang thai: Hút thuốc lá, nghiện rượu, sử dụng chất gây nghiện như heroin, cocaine…
            • Chế độ ăn uống khi mang thai: Mẹ bầu ăn quá ít, thiếu dinh dưỡng.. 
            thai nhi nhẹ cân

            Tiểu đường thai kỳ khiến thai nhi giảm cân

            Đọc ngay: Đái tháo đường thai kỳ - Những điều mẹ bầu cần biết

            1.2. Vấn đề bào thai

            • Mẹ mang đa thai, có thể là sinh đôi, sinh ba...
            • Thai nhi có các dị tật bẩm sinh, nhiễm trùng bào thai
            • Có nhiễm sắc thể bất thường
            thai nhi nhẹ cân

            Nhiễm sắc thể bất thường

            1.3. Vấn đề liên quan đến nhau thai, tử cung

            • Bong nhau thai
            • Nhau tiền đạo
            • Lượng máu đến tử cung và nhau thai thấp

            2. Ngăn ngừa tình trạng nhẹ cân ở thai nhi

            Nếu em bé bị nhẹ cân ngay từ khi còn trong bụng mẹ cũng sẽ có xu hướng nhẹ cân khi sinh ra. Do đó mẹ cần tìm hiểu kiến thức để có một thai kỳ an toàn, mẹ khỏe mạnh, con tăng cân đều. 

            Mẹ hãy chuẩn bị thật tốt trước khi có ý định mang thai, xây dựng chế độ ăn khoa học để không tăng cân quá nhiều hoặc không tăng cân quá ít. Uống bổ sung vitamin trước, trong quá trình mang thai sẽ giúp mẹ bầu luôn đủ chất và khỏe mạnh. 

            thai nhi nhẹ cân

            Xây dựng chế độ ăn khoa học để không tăng cân quá nhiều hoặc không tăng cân quá ít

            Mẹ mang thai trước tuổi 18 hoặc sau tuổi 40 cũng là một trong những nguyên nhân có thể khiến bé bị nhẹ cân khi ở trong bụng mẹ. Khoảng cách giữa hai lần sinh nở dày, mẹ ít được nghỉ ngơi, phải lao động nặng hoặc bị một số bệnh khi mang thai cũng là lý do khiến em bé nhẹ cân và chậm phát triển.

            Bên cạnh đó bạn cũng cần sắp xếp công việc, thời gian nghỉ ngơi cân bằng. Một chế độ ăn đầy dinh dưỡng cũng rất quan trọng nên mẹ cần lưu ý. Tuyệt đối không hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích như ma túy và rượu.

            Đi khám thai định kỳ để phát hiện những bất thường: Chăm sóc trước khi sinh rất quan trọng trong việc xác định những vấn đề có thể gặp phải khi thai nhi phát triển.

            Đặt lịch hẹn khám bác sĩ tại Phòng khám 125 Thái Thịnh.

            3.    Gợi ý chế độ dinh dưỡng tăng cân cho thai nhi

            3 tháng đầu và 3 tháng giữa thai kỳ rất quan trọng, nếu bé nhẹ cân trong 2 giai đoạn này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, cân bằng và khoa học sẽ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.

            Lưu ý chế độ ăn như sau:

            3.1   Tăng cường nhóm chất đạm:

            Mẹ bầu cần tăng cường bổ sung các loại như thịt, trứng, cá, tôm, cua, đậu đỗ nếu bé được chẩn đoán nhẹ cân hơn so với tuổi thai. Bởi chế độ ăn giàu đạm sẽ giúp phát triển tốt hệ cơ, tế bào máu.

            3.2   Ăn lượng tinh bột vừa đủ

            Ăn quá nhiều tinh bột thực ra không tốt cho mẹ bầu, có thể gây tiểu đường thai kỳ hoặc mẹ tăng cân quá nhanh. Tinh bột được khuyến khích như mỳ, ngô, khoai, gạo...Mỗi ngày mẹ bầu nên ăn từ 2-3 bát cơm và nên ăn trước 19h. Bữa sáng các mẹ có thể thay cơm bằng bánh mì và sữa tươi tách béo.

            3.3   Bổ sung sữa

            Sữa rất cần thiết cho mẹ bầu giúp bổ sung canxi, sắt, kẽm, các loại vitamin. Do đó nếu thai nhi nhẹ cân mẹ cần tăng cường uống sữa không đường và có thể ăn thêm phomai, sữa chua.

            thai nhi nhẹ cân

            Mẹ cần tăng cường uống sữa không đường và có thể ăn thêm phomai, sữa chua

            3.4   Tăng cường rau xanh và hoa quả

            Việc ăn nhiều rau xanh và hoa quả vừa giúp mẹ bầu bổ sung chất xơ, các vitamin thiết yếu lại làm tăng nhu động ruột, giảm táo bón – tình trạng khó chịu nhiều mẹ bầu gặp phải

            3.5   Bổ sung thêm ngũ cốc

            Mẹ bầu có thể giảm ăn cơm bằng cách bổ sung thêm ngũ cốc hoặc gạo lứt, các loại hạt. Vì đây là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào và tốt cho sức khỏe.

            thai nhi nhẹ cân

            Bổ sung thêm ngũ cốc hoặc gạo lứt, các loại hạt

            4.    Các dưỡng chất thiết yếu giúp thai nhi tăng cân nhanh, khỏe mạnh

            Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn uống, mẹ bầu cần cung cấp đủ cho cơ thể các vi chất dinh dưỡng thiết yếu để thai nhi tăng cân và khỏe mạnh.

            • Các loại vitamin A, B, C, D, E, K để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng giúp mẹ chống lại bệnh tật. Mẹ có thể bổ sung bằng các loại thực phẩm có trong tự nhiên hoặc thuốc bổ tổng hợp dành cho mẹ bầu. 
            • Canxi: Rất quan trọng đối với cả mẹ và bé, đặc biệt giúp thai nhi có khung xương phát triển tốt. Theo đó mẹ nên uống nhiều sữa, ăn phomai và sữa chua...
            • Acid folic: có vai trò lớn trong sự phát triển của hệ thần kinh thai nhi. Mẹ nên ăn nhiều rau có màu xanh đậm, các loại đậu...
            • Omega-3: có nhiều trong dầu oliu và mỡ cá hoặc dầu ăn.
            • Protein: Việc cung cấp đủ lượng protein cần thiết giúp bé không bị thiếu chất và thiếu cân. Các loại thực phẩm giàu protein như: gà, cá, thịt và trứng, đậu...
            • Sắt: cũng vô cùng quan trọng trong thai kỳ. Các thực phẩm giàu sắt như gan gà, gan lợn, lòng đỏ trứng gà, thịt bò, đùi gà, các loại đậu đỗ.
            • Kẽm: Đây là chất cần thiết cho sự phát triển vòng đầu và cân nặng thai nhi, kẽm có nhiều trong hải sản, cá, sữa, thịt gia cầm.
            • Iot: cần thiết cho sự phát triển não bộ của bé.
            thai nhi nhẹ cân

            Bổ sung loại vitamin A, B, C, D, E, K để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng

            5. Một số điều cần lưu ý về cách ăn uống cho mẹ bầu

            Nếu thai nhẹ cân so với tuần tuổi thai, mẹ cần tăng cường chế độ dinh dưỡng nhưng không vì thế mà ăn uống thiếu khoa học. Một số điều cần lưu ý mẹ cần nhớ:

            •  Chia nhỏ bữa ăn để việc hấp thu chất dinh dưỡng được dễ dàng và tránh cảm giác chán ăn. 
            • Lên thực đơn, phân chia khẩu phần ăn hợp lý. Việc này giúp mẹ bầu tính đủ lượng thức ăn và cân đối để bổ sung được đa vi chất cần thiết cho cơ thể, tránh việc thừa chất này, thiếu chất kia.
            • Không ăn quá muộn vào ban đêm để cho dạ dày được nghỉ ngơi và mẹ bầu có một giấc ngủ chất lượng. Việc này cũng rất quan trọng cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của con yêu.
            • Uống đủ lượng nước mỗi ngày để cơ thể luôn tràn đầy năng lượng.

            Tham khảo thêm: Giai đoạn của hậu sinh sản và những điều mẹ cần biết

            6. Kết luận

            Việc thăm khám thường xuyên tại cơ sở khám thai uy tín sẽ giúp mẹ bầu biết em bé có bị nhẹ cân so với tuần tuổi thai hay không để nhận những tư vấn kịp thời. Bởi nếu thai nhi nhẹ cân kéo dài sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm như trẻ sinh ra sức đề kháng yếu nên dễ mắc các bệnh như viêm phổi, đa hồng cầu, hạ đường huyết, nhiều nghiên cứu chỉ ra trẻ sinh nhẹ cân có nguy cơ giảm trí tuệ và vận động kém hơn trẻ đủ cân.

            Chuyên khoa Sản - Phòng khám 125 Thái Thịnh cung cấp các dịch vụ chất lượng:

            • Thăm khám, theo dõi thai kỳ
            • Thăm khám, điều trị các bệnh phụ khoa: viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung, nấm sinh dục, các bệnh lây qua đường tình dục…
            • Thăm khám, điều trị các bệnh nam khoa: viêm tinh hoàn, nấm sinh dục, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục…
            • Khám sức khỏe tiền hôn nhân
            • Kế hoạch hóa gia đình bằng các phương pháp: đặt vòng, cấy que tránh thai, đình chỉ thai

            Phòng khám 125 Thái Thịnh – địa chỉ uy tín với 24 năm đồng hành cùng mẹ bầu quản lý thai kỳ trọn vẹn!

            Share