125 Thái Thịnh
Chuyên khoa
    Dịch vụ
      Tin tức
        Hỏi đáp chuyên gia
          MẸ BẦU BỊ TRĨ CÓ SINH THƯỜNG ĐƯỢC KHÔNG?

          MẸ BẦU BỊ TRĨ CÓ SINH THƯỜNG ĐƯỢC KHÔNG?

          THAI THINH MEDIC
          30/07/2024

          Bệnh trĩ là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến mà nhiều bà bầu gặp phải, đặc biệt trong giai đoạn cuối thai kỳ. Áp lực từ tử cung cùng với sự thay đổi hormone trong cơ thể khiến các tĩnh mạch hậu môn bị giãn nở và viêm sưng, gây ra các triệu chứng khó chịu như ngứa, đau và chảy máu. Dù không quá nguy hiểm nhưng hiện tượng trĩ khi mang thai cũng gây ra nhiều khó chịu và bất tiện trong đời sống sinh hoạt của mẹ bầu.

          1. Trĩ khi mang thai khác với bệnh trĩ thông thường ở điểm nào?

          Bệnh trĩ khi mang thai và bệnh trĩ thông thường có nhiều điểm tương đồng về triệu chứng, nhưng cũng có những khác biệt nhất định do ảnh hưởng của hormone và sự thay đổi cơ thể trong quá trình mang thai.

           

          Trĩ khi mang thai

          Trĩ thông thường

          Nguyên nhân

          - Chủ yếu do áp lực từ tử cung đang lớn dần lên các tĩnh mạch hậu môn và trực tràng; sự thay đổi hormone và tăng thể tích máu trong cơ thể.

          - Thường gặp ở phụ nữ mang thai trong tam cá nguyệt thứ 3.

          - Có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: táo bón mãn tính, rặn quá sức khi đi ngoài, ngồi quá lâu, đứng nhiều, chế độ ăn ít chất xơ...

          - Có thể gặp ở mọi lứa tuổi.

          Điều trị

          - Thường khó điều trị do hạn chế trong việc sử dụng thuốc.

          - Bệnh có thể tự khỏi do nồng độ hormone, lượng máu và áp lực ổ bụng giảm sau sinh. Số ít cần điều trị thêm. Nếu bắt buộc cần phải phẫu thuật, tiến hành ít nhất 6 tuần sau sinh.

          - Có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.

          - Bệnh dễ điều trị nếu được phát hiện sớm và tuân thủ phác đồ điều trị.

          Triệu chứng

          Trĩ không phải là bệnh di truyền, chủ yếu xuất phát từ sự thay đổi nội tiết và thói quen ăn uống và sinh hoạt. Các triệu chứng thường gặp:

          - Ngứa hoặc kích thích, đau, rát ở vùng hậu môn

          - Chảy máu khi đại tiện

          - Sưng các búi trĩ

          - Cảm giác vướng ở hậu môn khi ngồi hoặc vận động

          Ảnh hưởng

          Cả 2 loại trĩ đều gây ra sự khó chịu, bất tiện trong đời sống sinh hoạt hằng ngày và tâm lý của người bệnh.

          Bệnh trĩ là vấn đề ở vùng hậu môn và trực tràng, đây là những vị trí cách xa tử cung và thai nhi. Do đó, các mẹ bầu có thể yên tâm rằng bệnh trĩ sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển của bé yêu trong bụng.

          2. Vì sao mẹ bầu dễ bị trĩ khi mang thai?

          Mẹ bầu trong quá trình mang thai, nhất là ở tam cá nguyệt thứ 3 thường hay bị trĩ do:

          - Nội tiết thay đổi. Hormone progesterone tăng cao trong thai kỳ làm giãn nở các mạch máu, tạo điều kiện cho trĩ phát triển.

          - Tử cung mở rộng và thai nhi phát triển nhanh hơn dẫn đến gây áp lực vào xương chậu, tĩnh mạch gần hậu môn và trực tràng của mẹ bầu. Áp lực này khiến các thành tĩnh mạch sưng giãn và sưng to.

          - Thể tích máu trong giai đoạn này thường tăng lên gây giãn tĩnh mạch.

          - Mẹ bầu tăng cân quá nhiều và đột ngột trong thời gian ngắn.

          - Táo bón khiến mẹ bầu phải rặn nhiều khi đi đại tiện, làm tình trạng trĩ trở nên nghiêm trọng hơn.

          - Ngồi quá lâu, ít vận động.

          Mẹ bầu ngồi lâu một chỗ dễ có khả năng bị trĩ

          3. Phân loại bệnh trĩ khi mang thai

          Bệnh trĩ không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra những cảm giác đau rát, ngứa ngáy, thậm chí chảy máu khi đi đại tiện khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy vô cùng khó chịu.Trong quá trình chuyển dạ, tình trạng trĩ có thể tạm thời trở nên nghiêm trọng hơn do lực rặn.

          Trĩ nội và Trĩ ngoại là 2 dạng bệnh trĩ thường gặp

          Có 3 loại bệnh trĩ:

          - Bệnh trĩ nội: trĩ nằm ở bên trong trực tràng (bắt đầu từ trên đường lược), được bao phủ bởi lớp niêm mạc và lớp biểu mô chuyển tiếp. Thông thường, mẹ bầu ít cảm thấy đau nên thường chỉ phát hiện hoặc nghi ngờ bị trĩ nội khi mẹ bầu đi ngoài xuất hiện máu.

          - Bệnh trĩ ngoại: trĩ nằm ở phía bên ngoài thành hậu môn (bắt đầu từ dưới đường lược), dưới lớp da bao quanh hậu môn, thường gây đau và ngứa khi sưng to. Mẹ bầu có thể phát hiện do đau hoặc sờ thấy búi trĩ.

          - Bệnh trĩ hỗn hợp: bị cả 2 trường hợp trĩ nội và trĩ ngoại do búi trĩ nằm cả trên và dưới đường lược, được che phủ bởi cả da và niêm mạc.

          4. Phương pháp giảm bớt khó chịu của bệnh trĩ khi mang thai

          Bệnh trĩ là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp ở phụ nữ mang thai, đặc biệt trong giai đoạn cuối thai kỳ. Để giảm bớt sự khó chịu của bệnh trĩ, mẹ bầu có thể thử các cách cách sau:

          - Ngâm hậu môn trong nước ấm vài lần trong ngày, mỗi lần khoảng 10-15 phút để giảm đau và kích thích máu lưu thông.

          - Hạn chế ngồi quá lâu khi đi vệ sinh. Ngoài ra bà bầu nên nằm nghiêng để giảm áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng.

          - Sử dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.

          - Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ khu vực hậu môn sau mỗi lần đi vệ sinh bằng khăn/ giấy có chất liệu mềm mại.

          Nếu đã áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà mà tình trạng trĩ vẫn không cải thiện, thậm chí còn xuất hiện các dấu hiệu nặng hơn như: chảy máu nhiều, búi trĩ sa xuống nhiều hơn,... mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám và tư vấn. Việc tự ý sử dụng thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn cho cả mẹ và bé.

          Mẹ bầu nên thăm khám và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

          5. Phòng ngừa bệnh trĩ khi mang thai

          Bệnh trĩ nếu chỉ bắt đầu xuất hiện trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu không cần quá lo lắng, triệu chứng này sẽ chỉ là tạm thời và có thể trở lại bình thường sau quá trình sinh nở mà có thể không cần dùng đến phương pháp can thiệp. Tuy nhiên để phòng ngừa bệnh trĩ trong giai đoạn này, mẹ bầu cũng cần lưu ý một số điểm sau:

          - Tăng cường bổ sung chất xơ từ rau củ quả, lợi khuẩn từ sữa chua trong chế độ ăn để kích thích hệ tiêu hóa và hỗ trợ chuyển hóa thức ăn nhanh. Tốt nhất nên ăn trực tiếp hoa quả còn nguyên múi, nguyên miếng.

          - Hạn chế ăn các thực phẩm có tính cay, nóng. Không ăn quá nhiều và quá no trong một bữa ăn để tránh tình trạng khó tiêu và nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.

          - Uống nước đầy đủ, kể cả khi không khát. Việc này giúp tăng thể tích ối, giúp chuyển hóa thức ăn dễ dàng hơn, giúp làm mềm phân và hạn chế táo bón.

          - Rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu một chỗ.

          6. Mẹ bầu bị trĩ có sinh thường được không?

          Câu trả lời là: Có. Tùy thuộc vào mức độ của bệnh.

          Nếu trĩ ở giai đoạn nhẹ, mẹ bầu vẫn có thể sinh thường. Tuy nhiên, áp lực rặn trong quá trình sinh thường có thể làm tình trạng trĩ trở nên nghiêm trọng hơn (búi trĩ sa nhiều hơn, vùng trĩ có thể tổn thương nặng hơn) gây đau rát và khó chịu sau sinh, ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày của người mẹ.

          Những lưu ý khi sinh thường với người bị trĩ khi mang thai:

          - Chăm sóc trước sinh: Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn về chế độ ăn uống phù hợp, sinh hoạt và các biện pháp giảm đau trước sinh.

          - Chăm sóc sau sinh: Mẹ bầu cần chú ý vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, ăn uống đầy đủ chất xơ để tránh táo bón, và sử dụng các loại thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.

          Vậy trong trường hợp nào thì mẹ bầu nên sinh mổ? Việc quyết định sinh mổ hay sinh thường còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có:

          - Trĩ nặng: Khi búi trĩ sa ra ngoài, chảy máu nhiều, táo bón kéo dài, việc sinh thường có thể làm tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn, gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

          - Thai nhi lớn: Với những thai nhi lớn, việc rặn đẻ sẽ gây áp lực lớn lên vùng hậu môn, làm tình trạng trĩ trở nên nghiêm trọng hơn.

          - Các vấn đề sức khỏe khác: Nếu mẹ bầu có các vấn đề sức khỏe khác như tim mạch, tiểu đường, việc sinh mổ sẽ là lựa chọn an toàn hơn cho cả mẹ và bé.

          Điều quan trọng là mẹ bầu cần được theo dõi và chăm sóc chu đáo trong suốt quá trình mang thai và sinh nở để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

          Share