HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY - BỆNH DỄ GẶP Ở NGƯỜI ĐI XE MÁY, LÀM VIỆC VĂN PHÒNG

HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY - BỆNH DỄ GẶP Ở NGƯỜI ĐI XE MÁY, LÀM VIỆC VĂN PHÒNG

CLINIC
21/12/2021

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng gây đau, tê bì bàn tay ở một hay cả hai bên. Hội chứng này xảy ra khi dây thần kinh giữa bị chèn ép khi đi qua ống cổ tay và sẽ trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Vì vậy, việc nhận biết sớm, điều trị sớm là rất quan trọng để cải thiện triệu chứng và phục hồi chức năng cho người bệnh.

1. Hội chứng ổng cổ tay là gì và có nhiều người mắc không?

Hội chứng ống cổ tay (tên gọi khác là hội chứng đường hầm cổ tay hoặc hội chứng chèn ép thần kinh giữa) là một bệnh lý thần kinh ngoại biên rất phổ biến, có thể mắc phải ở mọi người, mọi giới và mọi lứa tuổi.

Hội chứng này thường gặp nhất là ở phụ nữ trên 35 tuổi, thường có nguyên nhân nghề nghiệp ở những nhân viên văn phòng sử dụng máy tính, viết lách nhiều, người giao hàng bằng xe máy… thường xuyên duy trì làm việc bằng tay ở một tư thế cố định trong thời gian dài hoặc những chấn thương nhẹ vùng cổ tay nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần thì nguy cơ bị sẽ cao hơn.  Có đến 3% người trưởng thành mắc bệnh lý này.

hoi-chung-ong-co-tay

Hội chứng ống cổ tay

2. Hội chứng ống cổ tay có những dấu hiệu nào đặc trưng mà người bệnh có thể tự nhận biết?

Đặc trưng của bệnh là đau, tê bàn tay ảnh hưởng ngón cái, trỏ, giữa và nửa ngón nhẫn. Tình trạng tê tay xuất hiện cả ngày và thường xuất hiện nhiều vào ban đêm, ngủ đến 1-2 giờ sáng bệnh nhân tỉnh dậy, không có gì đè lên tay nhưng vẫn cảm thấy tê

Trường hợp ở mức độ trung bình: bệnh nhân tê tay khi cầm nắm, thả lỏng duỗi bàn tay thì hết tê.

Nếu ở mức độ nặng, chèn ép thần kinh lâu dài không được xử lý, bệnh nhân sẽ tê bàn tay liên tục kể cả không cầm nắm và sẽ có tình trạng cầm nắm đồ vật yếu, đánh rơi đồ vật, hoặc có thể bị teo cơ ngón tay.

Khi có những dấu hiệu như thế, người bệnh cần tới các cơ sở y tế uy tín ngay để được bác sĩ khám, chỉ định xét nghiệm cần thiết để đưa ra các chẩn đoán, điều trị kịp thời nhằm tránh những biến chứng đáng tiếc.

Tìm hiểu thêm: Gói khám tổng quát của Phòng khám 125 Thái Thịnh nhé!

3. Bệnh nhân có thể gặp phải những biến chứng gì nếu không điều trị?

  • Đau mạn tính.
  • Teo cơ bàn tay (đặc biệt là cơ ngón cái) gây hạn chế vận động bàn tay.
  • Tổn thương thần kinh không hồi phục.
hoi-chung-ong-co-tay

Biến chứng của hội chứng ống cổ tay

4. Điều trị hội chứng ống cổ tay gồm những phương pháp nào?

Tùy vào tình trạng của người bệnh mà có thể lựa chọn các phương pháp điều trị khác nhau. Các phương pháp chữa trị gồm:

  • Nẹp giữ cố định cổ tay
  • Tập các bài tập nhẹ nhàng giúp giảm đau tay
  • Uống các thuốc giảm đau, chống viêm
  • Tiêm corticosteroid vào ống cổ tay
  • Chữa các bệnh lý kết hợp gây nặng thêm tình trạng viêm ống cổ tay.

Điều trị phẫu thuật:

Áp dụng cho người bệnh ở giai đoạn nặng, có dấu hiệu rối loạn cảm giác, teo cơ (đặc biệt là cơ ngón cái gây ảnh hưởng nhiều đến ) hoặc đã điều trị nội khoa nhiều tháng mà tình trạng bệnh không thuyên giảm. 

Đọc thêm: Tiêm khớp - Phương pháp điều trị hiệu quả bệnh lý viêm khớp

5. Các câu hỏi thường gặp của hội chứng ống cổ tay

5.1. Thuốc điều trị hội chứng ống cổ tay là những thuốc gì, dùng lâu dài có ảnh hưởng gì không?

Có hai nhóm thuốc chính đó là thuốc kháng viêm và thuốc hỗ trợ. Đối với kháng viêm, nếu dùng lâu dài, bệnh nhân có thể gặp những tác dụng phụ của thuốc như viêm loét dạ dày, hội chứng cushing (nếu dùng thuốc chống viêm steroid). 

Vì vậy, thường bệnh nhân sẽ được điều trị nội khoa trong vòng từ 3 đến 6 tuần. Nếu bệnh nhân không đỡ thì nên tiến hành phẫu thuật hội chứng ống cổ tay.

Phẫu thuật hội chứng ống cổ tay là giải pháp mang lại hiệu quả cao. Bệnh nhân đến càng sớm thì khả năng phục hồi sẽ càng nhanh và cao hơn. 

5.2. Thời gian phẫu thuật ống cố tay kéo dài bao lâu?

Có hai cách thức phẫu thuật: mổ hở ống cổ tay từ 2-3 cm hoặc mổ nội soi. 

Thời gian mổ hội chứng ống cổ tay thường kéo dài khoảng 15 – 20 phút. Việc nằm viện tùy thuộc vào cơ sở y tế, thường bệnh nhân có thể về nhà ngay sau khi phẫu thuật nếu không có vấn đề nội khoa đặc biệt.

5.3. Sau phẫu thuật, bệnh có dễ tái phát không?

Tỷ lệ tái phát của mổ hở ống cổ tay rất thấp, thường chỉ từ 0.9 đến 1.2%, tức là cứ 100 người có một người bị lại. Nếu mổ nội soi, tỷ lệ tái phát sẽ cao hơn một chút.

5.4. Sau phẫu thuật hội chứng ống cổ tay bao lâu thì bệnh nhân có thể đi xe máy hay làm việc với máy tính?

Bệnh nhân thường sẽ được cắt chỉ sau 10 ngày phẫu thuật. Trong 10 ngày đó, bệnh nhân cần chăm sóc vết thương cho đến lúc cắt chỉ. Một số bệnh nhân ngưỡng chịu đau rất tốt nên vẫn có thể đánh máy, lái xe và làm các hoạt động khác một cách nhẹ nhàng. Thông thường để bệnh nhân trở lại sinh hoạt cần 2 tuần nhưng vẫn sẽ cảm thấy đau khi chạm vào. Hiện tượng này phải mất đến 6 tuần mới trở lại bình thường.

hoi-chung-ong-co-tay

Thời gian phẫu thuật ống cổ tay là bao lâu?

6. Cách phòng tránh hội chứng ống cổ tay?

  •  Nghỉ ngơi hợp lý khi làm các công việc lặp đi lặp lại động tác ở cổ tay
  • Mang dây nẹp cổ tay
  • Tránh các hoạt động phải sử dụng cổ tay nhiều
  • Giữ cho cổ tay thẳng
  • Vận động và nghỉ ngơi đúng cách để giảm thiểu áp lực lên cổ tay là phương pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất đối với hội chứng ống cổ tay.

Khi cần tư vấn, điều trị các vấn đề về hội chứng ống cổ tay, quý khách hàng có thể đăng ký thăm khám với Bác sĩ Chuyên khoa Ngoại tại Phòng khám 125 Thái Thịnh. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn và gia đình!

Đặt lịch hẹn khám bác sĩ tại Phòng khám 125 Thái Thịnh.

Tư vấn dịch vụ 24/7: 0972 88 1125

 

Share
Tìm kiếm
Tag
vắc xincovid trẻ emlịch nghỉ tếtbệnh tuyến giáplịch nghỉ lễtiểu đường thai kỳung thư đại trực trànggói khámung thưhậu covid-19trĩ nộimẹ bầuphòng khámviêm mũi họngviêm lộ tuyến cổ tử cungbệnh giao mùatiêm phòng 6 trong 1ung thư phổihậu covidcách chăm sóc trẻ bị viêm họngăn không ngon miệngsắtxét nghiệmhội chứng ống cổ taychụp x-quang tuyến vútư vấn miễn phí ung thưung thư cổ tử cungviêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thaitrĩ ngoạikhám sức khỏe tổng quátxét nghiệm thinprep pap6 in 1trẻ emkhám phụ khoanghỉ lễ giỗ tổ hùng vươngdinh dưỡngtest covidHPVthủy đậu10/3tầm soát ung thưdấu hiệu bệnh tuyến giápsiêu âm 4Dbác sĩbị tuyến giáp khi mang thaitiền ung thưthinprep papmỏi taytáo bón ở trẻ sơ sinhtiêm phòngsiêu âm thaiviêm não mô cầuưu đãi 30/4phương pháp phòng ung thưtiêm vắc xinrối loạn giấc ngủnguyên nhân táo bónchán ănhau covid 19phòng ngừa covidnghiệm pháp dung nạp đườngdấu hiệu ung thư vúnang rối màng mạchung thư cổ tử cungvắc xin 6.1cách chữa táo bónung thư vú giai đoạn 0covid19ung thư tuyến giáptrẻ bị táo bónmang thaitrẻ bị sốtbệnh trĩpcrung thư cổ tử cungsiêu âm 5Dthăm khámxét nghiệm covidung thư dạ dàyung thư gantầm soát ung thư vúrối loạn kinh nguyệttrẻ bị viêm họngkhám thai125 thái thịnhdấu hiệutest nhanhhỏi đáp ung thưung thư vúNIPTtránh thaicovid-19khai trươngsau sinhxét nghiệm tiểu đườngvirut rotaung thử cổ tử cungmất ngủtê tayung thư cổ tử cung