Loãng xương là tình trạng mật độ xương bị suy giảm, vi cấu trúc của xương bị tổn thương (kể cả cấu trúc hữu cơ và cấu trúc vô cơ) Điều này dẫn đến việc xương yếu đi và dễ gãy.
1. Nguyên nhân gây loãng xương
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng loãng xương
Nguyên nhân loãng xương được chia thành hai nhóm chính: nhóm nguyên nhân không thể kiểm soát và nhóm nguyên nhân có thể kiểm soát.
Nguyên nhân không thể kiểm soát
- Di truyền: Trong một gia đình có người đã hoặc đang bị loãng xương, các thành viên khác sẽ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn.
- Giới tính: Tỷ lệ loãng xương ở nữ giới cao hơn nam giới.
- Sắc tộc: Người da vàng và da trắng có nguy cơ mắc loãng xương cao hơn người da đen.
Nguyên nhân có thể kiểm soát
- Tình trạng estrogen thấp xảy ra phổ biến ở phụ nữ mãn kinh hoặc những phụ nữ phải cắt bỏ cả hai buồng trứng
- Đối với nam giới, hormone testosterone thấp có nguy cơ loãng xương cao hơn
- Từng bị gãy xương: Một người từng bị gãy xương có nguy cơ mắc loãng xương có thể cao hơn so
- Chế độ dinh dưỡng: Thiếu canxi và các khoáng chất như vitamin D, vitamin B6, B12, vitamin K, magie, và photpho trong chế độ ăn hàng ngày, hoặc khi cơ thể không hấp thu được canxi, có thể dẫn đến loãng xương.
- Rượu và cafe: Uống quá nhiều hoặc lạm dụng rượu và cafe có thể làm giảm sự hấp thu và khả năng sử dụng canxi của cơ thể.
Một số bệnh có thể là nguyên nhân gây loãng xương. Loãng xương có thể là hậu quả của một bệnh lý khác, tình trạng này được gọi là loãng xương thứ phát.
- Các bệnh về tiêu hóa:
- Các bệnh về thận: Có thể gây mất cân bằng giữa quá trình tạo và hủy xương.
- Các bệnh về tuyến giáp và cận giáp: Cường giáp làm tăng sản xuất hormone tuyến giáp, khiến xương yếu đi. Cường cận giáp làm tăng sản xuất hormone cận giáp, dẫn đến mất xương.
Một số loại thuốc cũng là nguyên nhân gây loãng xương:
- Thuốc chống co giật hoặc chống động kinh.
- Thuốc giảm axit dịch dạ dày chứa aluminum.
- Corticosteroid: Prednisone là một loại corticosteroid có thể gây mất xương rất mạnh.
- Hormone tuyến giáp: Những bệnh nhân bị suy giáp hoặc cắt tuyến giáp phải sử dụng hormone tuyến giáp, và khi sử dụng quá nhiều có thể làm xương yếu đi.
- Không tập luyện thể dục: Không tập thể dục sẽ làm cho xương yếu và dễ bị loãng xương.
- Cân nặng: Người nhẹ cân có nguy cơ bị loãng xương cao hơn, đặc biệt là phụ nữ có thân hình nhỏ bé và xương nhỏ do khối lượng xương trong cơ thể thấp.
- Hút thuốc lá: Làm tăng nguy cơ loãng xương theo một vài cách: các hóa chất trong thuốc lá khiến cơ thể khó sử dụng canxi và làm giảm hiệu quả của hormone estrogen.
2. Cách phòng ngừa loãng xương hiệu quả
Ngoài các yếu tố không thể thay đổi được như gen, tuổi tác, giới tính,… việc phòng ngừa loãng xương hoàn toàn có thể thực hiện bằng việc cải thiện thói quen sinh hoạt và dinh dưỡng hàng ngày. Một số cách phòng ngừa hữu ích như sau:
- Tập thể dục: Các bài tập vận động cơ thể phù hợp sẽ thúc đẩy làm tăng mật độ xương và cải thiện sự cân bằng trao đổi xương, tác dụng phòng tránh loãng xương.
- Chế độ ăn giàu canxi và vitamin D: Lượng Canxi cần thiết đối với cơ thể của một người trưởng thành là khoảng 1.000mg/ngày. đàn ông trên 70 tuổi và phụ nữ trên 50 tuổi cần tiêu thụ mức 1.200mg/ngày. nếu cơ thể thiếu Canxi, quá trình phân hủy xương sẽ diễn ra để bù đắp lượng chất cần thiết, dẫn đến tình trạng loãng xương thường gặp. Vitamin D giúp quá trình hấp thụ Canxi trở nên hiệu quả. . mỗi ngày, cơ thể cần 600 IU (đơn vị quốc tế) đối với người lớn đến 70 tuổi và 800 IU đối với nhóm đối tượng trên 70.
- Ngừng hút thuốc, uống rượu bia: Việc sử dụng nhiều rượu và thuốc lá mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ loãng xương.
- Tắm nắng: Làn da cần tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mỗi ngày để thúc đẩy quá trình sản xuất Vitamin D. Đây là biện pháp phòng ngừa loãng xương đơn giản nhưng đem đến nhiều ảnh hưởng tích cực.
- Phòng tránh té ngã: Việc giảm nguy cơ té ngã yếu tố quan trọng để bảo vệ xương luôn khỏe mạnh.
- Duy trì cân nặng: Thiếu và thừa cân đều có khả năng làm tăng nguy cơ loãng xương cũng như gây hại đến sức khỏe. Do đó, việc duy trì số cân nặng hợp lý, ổn định là rất quan trọng.
- Bổ sung đạm: Đạm (Protein) có trong mọi tế bào của cơ thể, bao gồm cả xương. Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng việc bổ sung Protein sẽ làm tăng mật độ khoáng trong xương.
- Kiểm tra mật độ xương định kỳ: Việc kiểm tra định kỳ sẽ giúp xác định được độ chắc khỏe của xương đồng thời phát hiện sớm loãng xương (nếu có).