125 Thái Thịnh
Chuyên khoa
    Dịch vụ
      Bác sĩ
        Tin tức
          Hỏi đáp chuyên gia
            Ung thư vú và cách phòng tránh ung thư vú

            Ung thư vú và cách phòng tránh ung thư vú

            THAI THINH MEDIC
            13/09/2022

            Nhiều người nghĩ rằng bệnh ung thư hoàn toàn do di truyền và không thể tránh khỏi nhưng điều đó không đúng. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, các hành vi lành mạnh có thể ngăn ngừa khoảng một nửa số ca tử vong do ung thư vú. Hãy cùng Phòng khám 125 Thái Thịnh hiểu rõ hơn về ung thư vú và cách phòng tránh nhé!

            1. Ung thư vú là gì?

            Ung thư vú xuất hiện khi một nhóm tế bào trong vú, đa phần từ ống dẫn sữa và phần nhỏ từ các tiểu thùy tăng trưởng và nhân lên thiếu kiểm soát thay vì phân chia một cách có trật tự. Các tế bào này phát triển thành một khối u ác tính xâm lấn sang các bộ phận khác trong cơ thể. 

            2. Những dạng ung thư vú

            2.1. Ung thư vú không xâm lấn

            Với ung thư vú không xâm lấn (ung thư biểu mô tại chỗ), các tế bào ung thư chưa phát triển hoặc xâm lấn, chỉ giới hạn trong các tiểu thuỳ vú hoặc trong các ống dẫn sữa.

            Có 2 dạng ung thư vú không xâm lấn là Ung thư biểu mô ống tại chỗ và Ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ. 

            2.2. Ung thư vú xâm lấn

            Khi tế bào ung thư đã lan ra ngoài các ống tuyến hoặc các tiểu thùy của vú đến mô vú xung quanh chúng được gọi là ung thư vú xâm lấn. Các dạng ung thư vú xâm lấn bao gồm:

            • Bệnh Paget của núm vú
            • Ung thư biểu mô ống tuyến xâm lấn;
            • Ung thư vú di căn;
            • Ung thư vú dạng viêm;
            • Ung thư biểu mô tiểu thùy xâm lấn;
            • Ung thư vú tiến triển tại chỗ;
            • U Phyllodes vú.

            Ung thư vú được chia làm 5 giai đoạn từ giai đoạn 0 (tiền ung thư) đến giai đoạn IV (di căn, ung thư vú giai đoạn cuối). Mỗi giai đoạn thể hiện tình trạng tiến triển của tế bào ung thư vú trong cơ thể người bệnh.

            • Giai đoạn 0: Tiền ung thư - giai đoạn sớm nhất của UTV, các tế bào ung thư chưa xâm lấn, mới chỉ bắt đầu tăng trưởng bất thường trong các ống dẫn sữa.
            • Giai đoạn I: Xâm lấn. Các tế bào ung thư vú bắt đầu lan sang các mô vú khỏe mạnh.
            • Giai đoạn II: Phát triển. Ở giai đoạn này, khối u vú lớn hơn so với trong giai đoạn I nhưng chưa lan (di căn) tới phần xa của cơ thể.
            • Giai đoạn III: Lan rộng. Các tế bào ung thư vú đã tiến triển và di chuyển đến các hạch bạch huyết.
            • Giai đoạn IV: Di căn. Đây là giai đoạn tiến triển nhất của ung thư vú khi các tế bào ung thư vú đã di căn tới các khu vực khác của cơ thể. Giai đoạn này còn được gọi là ung thư vú giai đoạn cuối và việc điều trị khó khăn hơn so với các giai đoạn trước.

            3. Dấu hiệu ung thư vú

            Ung thư vú là bệnh lý có quá trình hình thành bệnh lâu dài. UTV giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu hoặc dấu hiệu mờ nhạt, khó nhận diện. Khi khối u phát triển đủ lớn, các dấu hiệu có thể nhận thấy như:

            • Đau vùng vú: cảm giác đau của người bệnh có thể là đau dấm dứt không thường xuyên, thi thoảng đau nhói theo kiểu kim châm.
            • Thay đổi ở da vú và núm vú: Các thay đổi này có thể là da vú dày lên và trở lên sần sùi, hoặc da vú trở lên căng mọng, kèm theo đỏ và có thể đau, hoặc núm vú bị kéo tụt vào trong.
            • Chảy dịch-máu ở đầu vú: Đầu vú tư nhiên chảy dịch hoặc chảy máu, có thể kèm theo đau hoặc không, đặc biệt là khi các bất thường này chỉ xuất hiện ở một bên vú.
            • Sờ thấy khối bất thường ở vú hoặc ở nách: Các khối này có thể cố định hoặc di động, kích thước khác nhau và ranh giới có thể khó xác định có thể đau hoặc không đau.
            • Đối với các khối u vú giai đoạn muộn có thế thấy các triệu chứng do khối u vú xâm lấn gây lở loét, hoại tử ra ngoài da, gây chảy dịch, mùi hôi thối.
            • Triệu chứng của các cơ quan đã di căn: nhiều người bệnh đến khám với các triệu chứng của bệnh giai đoạn muộn, đã di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể như: di căn xương gây đau xương, di căn não gây đau đầu, buồn nôn, chóng mặt,...
            • Ngoài ra, người bệnh có thể có các triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, chán ăn, ăn kém, gầy sút cân, đôi khi biểu hiện sốt

            Đối tượng nguy cơ cao

            • Tuổi tác: Yếu tố nguy cơ cao nhất đối với ung thư vú là tuổi tác. Hầu hết các trường hợp ung thư vú xảy ra ở phụ nữ > 50 tuổi.
            • Giới: nguy cơ mắc UTV ở nữ giới cao gấp 100 lần nam giới.
            • Có kinh nguyệt trước 12 tuổi;
            • Mãn kinh muộn trên 51 tuổi;
            • Sinh con đầu lòng ngoài 30 hoặc không sinh con;
            • Có một số đột biến về gen như BRCA 1 hoặc BRCA 2. Theo thống kê khoảng 10% số ca ung thư vú có yếu tố gen đột biến.
            • Dùng nhiều thuốc an thần;
            • Kinh nguyệt rối loạn;
            • Tiền sử gia đình có người bị ung thư vú,…;
            • Nồng độ IGF-1 hoặc estrogen trong giai đoạn mãn kinh cao;
            • Sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá

            4. Các xét nghiệm có thể thực hiện

            • Siêu âm vú: Siêu âm vú thông thường hoặc siêu âm 3D, siêu âm đàn hồi, siêu âm quét thể tích vú tự động sẽ được bác sĩ chỉ định tùy trường hợp.
            • Chụp nhũ ảnh (còn gọi là chụp X-quang tuyến vú) giúp phát hiện sớm các bất thường nghi ngờ và bệnh ung thư vú, có độ nhạy lên đến 70%. Cho đến hiện tại, nhũ ảnh được xem là phương pháp tầm soát ung thư vú hiệu quả nhất. Các phương tiện khác như Siêu âm tuyến vú (Ultrasound) và Cộng hưởng từ tuyến vú (MRI) sẽ đóng vai trò hỗ trợ trong một số tình huống cụ thể và sẽ do bác sĩ chỉ định.
            • Chụp cộng hưởng từ (MRI)
            • Xét nghiệm dịch từ núm vú: giúp tìm các tế bào ung thư bong ra, có giá trị cho việc chẩn đoán. 
            • Sinh thiết vú

            5. Cách phòng tránh

            • Thực hiện siêu âm và tầm soát ung thư vú ít nhất 1 năm 1 lần.
            • Chủ động tự kiểm tra vú.
            • Duy trì cân nặng hợp lý.
            • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.
            • Hạn chế liệu pháp hormone sau mãn kinh.

            Tìm hiểu thêm: Chuyên trang ung bướu của Phòng khám 125 Thái Thịnh nhé!

            Phòng khám 125 Thái Thịnh cung cấp dịch vụ khám tổng quát sức khỏe và tầm soát ung thư uy tín với độ ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, quy trình thăm khám chuyên nghiệp. Mọi thông tin về dịch vụ quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline: 0972 88 11 25!

            Share