125 Thái Thịnh
Chuyên khoa
    Dịch vụ
      Tin tức
        Hỏi đáp chuyên gia
          U NANG TUYẾN BÃ - HIỂU ĐÚNG VÀ XỬ LÝ KỊP THỜI

          U NANG TUYẾN BÃ - HIỂU ĐÚNG VÀ XỬ LÝ KỊP THỜI

          THAI THINH MEDIC
          09/07/2024

          U nang bã là một trong những loại u da lành tính thường gặp nhất. Mặc dù không nguy hiểm cho sức khỏe, nhưng chúng có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

          1. U nang tuyến bã là gì?

          1.1 U nang tuyến bã là gì?

          U nang tuyến bã là những túi nhỏ chứa đầy chất bã nhờn được hình thành do tắc nghẽn ở các tuyến bã nhờn trên da. Đây là dạng u nang thường gặp, chúng phát triển chậm và không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng có thể gây khó chịu và ảnh hưởng tới sinh hoạt. Bình thường, tuyến bã nhờn có vai trò tiết ra chất nhờn giúp da mềm mại, nhưng khi lỗ tuyến bã bị tắc, chất nhờn ứ đọng lâu ngày sẽ dần hình thành nên u nang.

          1.2 Dấu hiệu nhận biết u nang tuyến bã

          U nang tuyến bã thường mềm, xuất hiện trên mặt, cổ, ngực, lưng, ít gặp hơn ở da đầu và nách. Chúng có kích thước từ vài mm đến vài cm, mềm, di động và có thể lăn qua lăn lại dưới da khi sờ vào, có thể gây đau nhức khi bị viêm nhiễm.

          Phần lớn u nang tuyến bã thường lành tính và hiếm khi có trường hợp dẫn tới ung thư. Tuy nhiên nếu không được điều trị, chúng có thể phát triển lớn hơn, gây mất thẩm mỹ, nhiễm trùng hoặc bùng phát nhiều u nang nhỏ. 

          1.3 Phân biệt u nang tuyến bã với các mụn hoặc nang khác trên da

          Do hình thức khá giống với mụn bọc thông thường, nên rất nhiều bạn đã có những nhận biết sai lệch về tình trạng u nang tuyến bã nhờn này dẫn đến việc điều trị không mang lại hiệu quả.

          Ảnh minh họa

          Đặc điểm

          Mụn bọc

          Đa u nang tuyến bã

          U nang tuyến bã

          Số lượng, mật độNhiều hay ít tùy thuộc vào tình trạng viêm nhiễm Nhiều u nangXuất hiện đơn lẻ
          Kích thước, cấu trúc

          - Khoảng vài mm.

          - Có thể là mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn mủ hoặc mụn bọc.

          - Kích thước đa dạng, từ nhỏ đến lớn.

          - Không di động dưới da

          - Từ vài mm đến vài cm

          - Là túi nhỏ chứa đầy chất bã nhờn, có vỏ dày và dai.

          - Di động dưới da

          Vị trí xuất hiệnCó thế xuất hiện ở nhiều vùng da mặt gồm mũi trán, má,...Xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thểThường gặp ở mặt, cổ, đầu, ngực, lưng và bộ phận sinh dục
          Di truyềnCó thể có yếu tố di truyềnCó yếu tố di truyền caoKhông có yếu tố di truyền
          Biến chứngCó khả năng phát triển thành u hạt nhiễm khuẩn hoặc áp xe ở da, cần điều trị chuyên sâu nếu không được điều trị kịp thờiKhông gây biến chứng nghiêm trọngÍt khi gây biến chứng, chủ yếu gây mất thẩm mỹ

          Nhận biết đặc điểm của các hiện tượng trên da để điều trị đúng cách

          2. Nguyên nhân hình thành u nang tuyến bã

          U nang tuyến bã (u bã đậu) hình thành do một số nguyên nhân cơ bản như sau:

          - Tắc nghẽn ống tuyến bã: Tuyến bã có vai trò tiết ra chất bã nhờn giúp da mềm mại. Chất bã này theo một ống dẫn đổ vào nang lông và thoát ra ngoài qua lỗ chân lông. Tuy nhiên, khi ống tuyến bã bị tắc nghẽn, chất bã ứ đọng lại, lâu dần hình thành u nang.

          - Da nhờn: Dầu thừa trên da dễ bám bụi bẩn, tế bào chết, gây tắc nghẽn lỗ chân lông và ống tuyến bã.

          - Thay đổi nội tiết tố: Nội tiết tố androgen tăng cao (thường gặp ở tuổi dậy thì, mang thai, mãn kinh) kích thích tuyến bã hoạt động mạnh, tăng nguy cơ tắc nghẽn.

          Ảnh minh họa

          - Viêm nhiễm da: Viêm da do mụn trứng cá, viêm da tiết bã,... khiến da sưng tấy, dày sừng, làm hẹp ống tuyến bã.

          - Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp: Một số sản phẩm có thể gây bít tắc lỗ chân lông, ống tuyến bã.

          - Bẩm sinh ống dẫn bã bị biến dạng từ khi sinh ra khiến chất bã không thể thoát ra ngoài, tạo điều kiện cho u nang hình thành.

          - Yếu tố khác: từng trải qua các tổn thương về da, tiếp xúc hóa chất độc hại, căng thẳng thần kinh…

          Việc chẩn đoán và điều trị u nang tuyến bã cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa, các xét nghiệm cần thiết và tiền sử bệnh lý của bệnh nhân.

          3. Có phải tất cả những người có u nang tuyến bã đều phải loại bỏ?

          Tuy không phải tất cả những người có u nang tuyến bã đều phải loại bỏ, nhưng chúng có thể tấy đỏ, nhiễm trùng khi có sự xâm nhập của vi khuẩn gây viêm, lúc đó người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức. U mọc càng lớn sẽ càng gây phiền toái và khó chịu. Việc điều trị u nang tuyến bã phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: kích thước của u nang, vị trí mọc, có gây đau nhức hay không.

          3.1 Một số trường hợp thường được khuyến cáo nên loại bỏ u nang tuyến bã

          - U nang to: U nang lớn hơn 1cm có thể gây mất thẩm mỹ và có nguy cơ cao bị viêm nhiễm.

          - U nang ở những vị trí dễ nhìn thấy: U nang ở mặt, cổ hoặc tay có thể gây ảnh hưởng đến ngoại hình.

          - U nang gây đau nhức: U nang gây đau nhức do chèn ép các dây thần kinh hoặc mạch máu cần được loại bỏ để giảm bớt triệu chứng.

          - U nang bị viêm nhiễm: U nang bị viêm nhiễm có thể gây sưng đỏ, nóng, đau và mủ.

          - U nang có nguy cơ ung thư: Nếu nghi ngờ u nang có thể là ung thư da, bác sĩ sẽ thực hiện sinh thiết để chẩn đoán chính xác.

          3.2 Phương pháp xác định và điều trị bệnh

          Để xác định có phải mình mắc u bã đậu hay không, người bệnh cần tới các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám. Việc chẩn đoán thường dựa vào việc khám lâm sàng và có thể cần chỉ định một số xét nghiệm cần thiết như: siêu âm, chụp CT, chụp cộng hưởng từ… để xác định chính xác, loại trừ ung thư.

          Phương pháp điều trị u bã đậu thường là tiểu phẫu, gây tê tại chỗ, sau đó dùng lưỡi dao rạch một vết trên da để lấy toàn bộ nang bã. Phương pháp này chỉ được thực hiện sau khi đã được điều trị kháng viêm, vị trí viêm nhiễm đã ổn định.

          Phương pháp tiểu phẫu để điều trị u nang tuyến bã

          Ngoài phẫu thuật cắt bỏ, u nang tuyến bã còn có thể được điều trị bằng một số phương pháp khác như:

          - Tiêm corticosteroid: Phương pháp này có thể giúp giảm viêm và sưng tấy u nang.

          - Chích hút: Phương pháp này sử dụng kim để hút dịch mủ ra khỏi u nang.

          - Laser: Laser có thể được sử dụng để phá vỡ u nang thành những mảnh nhỏ sau đó cơ thể sẽ tự hấp thụ.

          Việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp điều trị tốt nhất dựa trên tình trạng sức khỏe và nhu cầu của bệnh nhân.

          4. Phòng ngừa u nang tuyến bã như thế nào?

          Việc phòng ngừa đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe làn da khỏi u nang tuyến bã. Để hạn chế nguy cơ mắc u nang tuyến bã, bạn cần chú ý:

          - Giữ cho da luôn sạch sẽ. 

          - Hạn chế sử dụng mỹ phẩm chứa nhiều dầu, chứa các nguyên liệu/ hương liệu hóa học vì có thể gây bít tắc lỗ chân lông.

          - Bảo vệ da khỏi ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.

          - Duy trì chế độ ăn và lối sống lành mạnh, khoa học.

          - Uống đủ nước cần thiết mỗi ngày.

          Ngoài những bí quyết trên, bạn cũng cần lưu ý:

          - Không tự ý nặn hoặc bóp u nang tuyến bã vì có thể dẫn đến nhiễm trùng.

          - Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào của u nang tuyến bã, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

          Tại Thai Thinh Medic, việc thực hiện xử lý u bã đậu được thực hiện một cách an toàn, nhanh chóng bởi các Bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm. Chuyên Khoa Ngoại của Phòng khám 125 Thái Thịnh cung cấp các dịch vụ chất lượng:

          - Trích nhọt - tháo, dẫn lưu ổ viêm (áp xe)

          - Cắt u các vị trí

          - Khâu vết thương phần mềm

          - Nắn chệch khớp, tháo dịch khớp

          - Bó bột, nẹp bột

          - Điều trị các bệnh nam khoa: nong, cắt hẹp bao quy đầu

          Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ 097 288 1125 để được tư vấn.

          Share