Tiêm khớp gối có tác dụng giảm đau, chống viêm và cải thiện chức năng vận động cho khớp trong điều trị các bệnh lý khớp gối. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không được thực hiện đúng cách. Bài viết dưới đây của Phòng khám 125 Thái Thịnh sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các nguyên nhân gây đau khớp gối và các ưu nhược điểm khi tiêm khớp gối.
1. Nguyên nhân đau khớp gối
Theo các chuyên gia, tình trạng đau nhức khớp gối có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như:
- Chấn thương đầu gối: Các chấn thương như: trật khớp gối, đứt dây chằng,… có thể xảy ra khi bạn bị té ngã, tai nạn.
- Thoái hóa khớp gối: Thoái hóa khớp gối xảy ra khi phần sụn khớp gối và xương bị thoái hóa hoặc chịu thương tổn nặng. Đau nhức khớp gối là dấu hiệu thường gặp nhất của thoái hóa khớp gối.
- Viêm bao hoạt dịch: Khi bao hoạt dịch bị viêm gây ra khô khớp, tràn dịch khớp, bệnh nhân sẽ có cảm giác khớp gối bị sưng phồng, nhức mỏi và khó cử động khớp gối.

Nguyên nhân đau khớp gối có thể đến từ các chấn thương
2. Tiêm khớp gối - giải pháp cho người bị đau nhức khớp gối
Tiêm khớp gối là kỹ thuật đưa thuốc vào khớp gối trong điều trị một số bệnh lý khớp gối, đây được xem là một giải pháp an toàn, đơn giản, hiệu quả cao trong điều trị tình trạng đau nhức khớp gối. Việc tiêm khớp gối cần được thực hiện tại các cơ sở y tế với các bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm nhằm ngăn ngừa những tai biến có thể xảy ra.
Các loại thuốc thường được sử dụng phổ biến trong tiêm khớp gối là corticosteroid có tác dụng kháng viêm tại chỗ, acid hyaluronic… vì có độ nhớt cao. Ngoài ra, bác sĩ có thể sẽ hút dịch viêm ra khỏi khớp gối để hạn chế tình trạng sưng đau.
2.1. Tiêm corticosteroid
Thuốc tiêm corticoid (steroid) là nhóm thuốc kháng viêm mạnh. Tiêm corticoid là phương pháp chỉ định để điều trị giảm đau các bệnh lý khớp viêm hoặc các trường hợp thoái hóa khớp có kèm phản ứng viêm.. Ngoài ra, nó cũng dùng cho người bị thấp khớp, tê cứng ổ khớp.. So với những thuốc kháng viêm dùng đường uống như thuốc NSAID, aspirin…, corticoid mang lại hiệu quả nhanh hơn.
2.2. Tiêm acid hyaluronic
Tình trạng viêm hoặc thoái hóa khớp có khả năng làm suy giảm lượng dịch nhờn trong khớp gối, dẫn đến giảm khả năng bảo vệ sụn. Bác sĩ có thể tiêm acid hyaluronic vào khớp gối để tăng lượng chất nhờn này, cải thiện triệu chứng đau nhức.
2.3. Chọc hút dịch khớp
Trong khớp gối thường có chất lỏng hoạt dịch giúp bôi trơn khớp, nhờ đó việc di chuyển trở nên linh hoạt và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, tình trạng viêm có thể khiến chất lỏng này tích tụ quá nhiều trong khớp.
Chọc hút dịch khớp là phương pháp đưa chất lỏng dư thừa ra khỏi khớp gối, có tác dụng giảm đau và sưng tức thì. Ngoài ra, bác sĩ có thể lấy dịch nhờn để thực hiện xét nghiệm khi nghi ngờ bệnh nhân có nhiễm khuẩn.

Tiêm khớp gối là kỹ thuật đưa thuốc vào khớp gối trong điều trị một số bệnh lý khớp gối
Tham khảo: Khám và điều trị chuyên sâu cơ xương khớp với chuyên gia hơn 40 năm kinh nghiệm
3. Ưu điểm, nhược điểm của tiêm khớp gối
3.1. Ưu điểm của phương pháp tiêm khớp gối
- Giảm đau, chống viêm nhanh. cải thiện chức năng vận động trong điều trị thoái hóa khớp gối.
- Hiệu quả kéo dài, có thể lên đến 6 tháng - 1 năm.
- Ức chế sự thoái hóa của sụn khớp, tăng sinh tổng hợp tế bào sụn khớp.
- Hạn chế được tác dụng phụ của các loại thuốc chống viêm, giảm đau như loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa… so với thuốc uống
3.2. Nhược điểm của phương pháp tiêm khớp gối
- Hiệu quả phụ thuộc nhiều vào mức độ bệnh và cơ địa, thể trạng từng người
- Yêu cầu kỹ thuật chuẩn, nếu tiêm sai vị trí sẽ làm hạn chế tác dụng của thuốc
- Nếu không đảm bảo vô khuẩn có thể gây nhiễm trùng, dẫn đến dính khớp, hủy xương, nhiễm trùng huyết.
- Chi phí cao hơn so với thuốc uống
Kỹ thuật tiêm khớp gối hiện đang được thực hiện tại Phòng khám 125 Thái Thịnh bởi TS.BS Phạm Hồng Huệ - nguyên Trưởng khoa Nội Xương Khớp BV. Hữu Nghị. Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám và điều trị cải thiện bệnh khớp gối, xin vui lòng liên hệ 0243 853 5522 / 0247 309 6888 để biết thêm chi tiết.