MỘT SỐ TÁC DỤNG PHỤ CỦA QUE CẤY TRÁNH THAI MÀ BẠN CẦN BIẾT

MỘT SỐ TÁC DỤNG PHỤ CỦA QUE CẤY TRÁNH THAI MÀ BẠN CẦN BIẾT

CLINIC
28/04/2023

1. Tổng quát về cấy que tránh thai

Que tránh thai

Que tránh thai là những ống được làm bằng nhựa, có kích thước bằng que diêm, chứa hormone progesteron.

Que tránh thai sẽ được cấy vào lớp da dưới cánh tay không thuận của người phụ nữ. Khi que tránh thai được cấy, một lượng nhỏ hormone) sẽ đi vào cơ thể người phụ nữ và cho hiệu quả tránh thai đến 3 năm.

Những cơ chế hoạt động của que tránh thai

Ba cơ chế chính để que tránh thai hoạt động là:

  • Làm chất nhầy ở cổ tử cung đặc lại. Chính điều này đã ngăn tinh trùng vào tử cung.
  • Ngăn cản quá trình rụng trứng.
  • Hạn chế tối đa trứng làm tổ trong tử cung.

Đây là phương pháp tránh thai đạt hiệu quả cao, nhưng khi muốn mang thai trở lại thì có thể tháo lấy que cấy khỏi cơ thể bất cứ lúc nào và sự rụng trứng sẽ diễn ra bình thường.

2. Tác dụng phụ của cấy que tránh thai là gì?

Dù có hiệu quả vượt trội so với những biện pháp tránh thai khác nhưng một số tác dụng phụ vẫn xảy ra khi cấy que tránh thai. Những tác dụng phụ phổ biến nhiều người gặp phải như:

Rong kinh

Đây là tác dụng phụ của cấy que tránh thai thường gặp nhất. Sau khi cấy, nhiều người bị rong kinh, trễ kinh hoặc rỉ máu âm đạo. Tuy nhiên, đây chỉ là những tác dụng lành tính nên chị em có thể yên tâm.

tac-dung-phu-cua-que-tranh-thai

Nhiều người bị rong kinh, trễ kinh hoặc rỉ máu âm đạo

Rối loạn kinh nguyệt

Do nội tiết tố trong cơ thể thay đổi nên sau khi cấy, một vài chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên sẽ không đều hoặc có thể không xuất hiện. Tuy nhiên, nếu sau ba tháng, chu kỳ kinh nguyệt vẫn chưa xuất hiện thì bạn nên thăm khám sớm.

Nổi mụn, nám da

Nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố. Lúc này, cơ thể chưa quen với hormone trong que tránh thai.

Cũng do sự thay đổi hormone, cụ thể là progesterone khiến cơ thể chưa thích nghi kịp. Khi nội tiết tố đã ổn định, những vết nám sẽ mờ và hết dần nên bạn có thể an tâm.

tac-dung-phu-cua-que-tranh-thai

Nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố. Lúc này, cơ thể chưa quen với hormone trong que tránh thai.

Ngứa

Ngứa cũng là một trong những tác dụng phụ của cấy que tránh thai khá phổ biến. Tuy nhiên, ngứa chỉ xảy ra tạm thời và sẽ nhanh chóng hết. Nhưng nếu vị trí cấy que bị ngứa, kèm sưng tấy, đau, chảy mủ thì bạn nên gặp bác sĩ để thăm khám.

Tăng cân

Nguyên nhân cũng xuất phát từ hormone progesterone. Bạn không cần quá lo lắng nếu chỉ tăng cân bình thường. Nhưng nếu tăng cân không kiểm soát, không rõ nguyên nhân thì rất có thể que cấy đã tác động đến tuyến yên, tuyến giáp. Lúc này, có thể bạn phải tháo que và dùng những biện pháp tránh thai khác.

tac-dung-phu-cua-que-tranh-thai

Một số tác dụng phụ khác của cấy que tránh thai

  • Vô kinh: thường xuất hiện sau một năm cấy que. Tình trạng này khoảng 30% phụ nữ mắc phải.
  • Đau đầu, mệt mỏi, căng tức ngực, stress,… Tuy nhiên những hiện tượng này xảy ra khá ít.
  • Giảm ham muốn tình dục.
  • Xác suất mang thai vẫn có thể xảy ra.
  • Que cấy có thể di chuyển vị trí nếu cấy que ở những cơ sở không có uy tín, que cấy có chất lượng thấp hay sự vận động cơ thể.

Các bạn cũng không cần lo lắng quá nhiều. Bởi hầu hết tác dụng phụ của cấy que tránh thai sẽ giảm dần rồi mất hẳn theo thời gian. Nhưng trong thời gian cấy que, bạn nên dành thời gian tới những cơ sở y tế hay bệnh viện có uy tín để được tư vấn nhằm đảm bảo an toàn khi cấy que.

3. Làm cách nào để hạn chế tác dụng phụ của cấy que tránh thai

tac-dung-phu-cua-que-tranh-thai

– Thiết lập chế độ ăn uống khoa học: Bạn nên bổ sung rau, củ, quả, nhất là rau xanh. Những dưỡng chất có trong rau, củ, quả sẽ giúp cơ thể bạn nhanh chóng thích nghi và điều tiết sự thay đổi bên trong khi cấy que tránh thai.

– Tập thể dục đều đặn: Việc tập thể dục thường xuyên, có khoa học sẽ làm bạn giảm căng thẳng – một trong những tác dụng không mong muốn khi cấy que.

– Ngoài ra, khi bạn tập thể dục, đó cũng là cách giảm cân khoa học và sức đề kháng của cơ thể tăng lên.

– Khám sức khỏe định kỳ: Nếu muốn bảo vệ sức khỏe của mình, khám định kỳ là rất cần thiết. Bạn nên khám sức khỏe định kỳ để nghe lời tư vấn của bác sĩ đồng thời có thể rút que cấy trong trường hợp cần thiết.

Share
Tìm kiếm
Tag
vắc xincovid trẻ emlịch nghỉ tếtbệnh tuyến giáplịch nghỉ lễtiểu đường thai kỳung thư đại trực trànggói khámung thưhậu covid-19trĩ nộimẹ bầuphòng khámviêm mũi họngviêm lộ tuyến cổ tử cungbệnh giao mùatiêm phòng 6 trong 1ung thư phổihậu covidcách chăm sóc trẻ bị viêm họngăn không ngon miệngsắtxét nghiệmhội chứng ống cổ taychụp x-quang tuyến vútư vấn miễn phí ung thưung thư cổ tử cungviêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thaitrĩ ngoạikhám sức khỏe tổng quátxét nghiệm thinprep pap6 in 1trẻ emkhám phụ khoanghỉ lễ giỗ tổ hùng vươngdinh dưỡngtest covidHPVthủy đậu10/3tầm soát ung thưdấu hiệu bệnh tuyến giápsiêu âm 4Dbác sĩbị tuyến giáp khi mang thaitiền ung thưthinprep papmỏi taytáo bón ở trẻ sơ sinhtiêm phòngsiêu âm thaiviêm não mô cầuưu đãi 30/4phương pháp phòng ung thưtiêm vắc xinrối loạn giấc ngủnguyên nhân táo bónchán ănhau covid 19phòng ngừa covidnghiệm pháp dung nạp đườngdấu hiệu ung thư vúnang rối màng mạchung thư cổ tử cungvắc xin 6.1cách chữa táo bónung thư vú giai đoạn 0covid19ung thư tuyến giáptrẻ bị táo bónmang thaitrẻ bị sốtbệnh trĩpcrung thư cổ tử cungsiêu âm 5Dthăm khámxét nghiệm covidung thư dạ dàyung thư gantầm soát ung thư vúrối loạn kinh nguyệttrẻ bị viêm họngkhám thai125 thái thịnhdấu hiệutest nhanhhỏi đáp ung thưung thư vúNIPTtránh thaicovid-19khai trươngsau sinhxét nghiệm tiểu đườngvirut rotaung thử cổ tử cungmất ngủtê tayung thư cổ tử cung