CẢNH BÁO NGUY CƠ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM MÙA HÈ GIA TĂNG

CẢNH BÁO NGUY CƠ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM MÙA HÈ GIA TĂNG

CLINIC
05/08/2022

Thời gian qua, các bệnh viện (BV) liên tục tiếp nhận, điều trị cho các bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa. Ngoài nguyên nhân khách quan về chất lượng thực phẩm, cách chế biến, sử dụng thức ăn chưa khoa học cũng là nguy cơ gây nên ngộ độc. Hãy cùng Phòng khám 125 Thái Thịnh tìm hiểu chi tiết về ngộc độc thực phẩm là gì? Cũng như nguyên nhân và cách phòng tránh nhé!

1. Ngộ độc thực phẩm là gì?

Thông thường, tình trạng ngộ độc thực phẩm xảy ra sau khi sử dụng thức ăn không đảm bảo chất lượng, thực phẩm hoặc nước uống nhiễm khuẩn hoặc nhiễm hóa chất độc hại, chứa nấm mốc…

Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên nguy cơ ngộ độc thực phẩm ở người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em và những người mắc bệnh mãn tính thường cao hơn do sức đề kháng còn hạn chế.

ngo-doc-thuc-pham

Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm

Tình trạng ngộ độc thực phẩm cấp tính sẽ xuất hiện sau vài phút kể từ thời điểm nạp vào loại thực phẩm có tác nhân gây ngộ độc. Ngộ độc thực phẩm ở mức nhẹ có thể khỏe mạnh trở lại sau vài ngày tùy thuộc tác nhân gây ngộ độc, trường hợp ngộ độc ở mức nặng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng. Vì vậy việc cập nhật kiến thức để nhận diện triệu chứng, cách thức sơ cứu ngộ độc trước khi cấp cứu là việc vô cùng cần thiết.

2. Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm thường do các nguyên nhân sau:

  • Vi sinh vật hoặc độc tố từ vi sinh vật
  • Thực phẩm nhiễm hóa chất
  • Thực phẩm bị nhiễm độc tố có sẵn, ví dụ: sắn, măng, cá nóc, cóc,…

Đọc thêm: 10 lời khuyên hữu ích khi đi du lịch cho mẹ bầu

3. Triệu chứng ngộ độc thực phẩm

3.1. Đau bụng và buồn nôn

Nguyên nhân dẫn tới đau bụng có thể do sinh vật gây hại tạo ra độc tố gây kích ứng niêm mạc dạ dày và ruột, khiến cơ dạ dày vùng trên rốn hoặc ruột non quanh rốn tăng tốc độ co thắt để đào thải sinh vật này ra ngoài. Đau bụng là triệu chứng phổ biến của ngộ độc thực phẩm tuy nhiên nếu chỉ đau bụng mà không kèm các triệu chứng khác thì chưa thể kết luận chính xác việc có ngộ độc thực phẩm hay không.

Hiện tượng buồn nôn và nôn xuất hiện khi cơ hoành co bóp mạnh để hỗ trợ đào thải chất độc có trong dạ dày, đây là cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể nhằm loại bỏ sinh vật hoặc độc tố có hại.

Nếu tình trạng đau bụng và buồn nôn/ nôn kéo dài hoặc liên tục, bạn cần đến cơ sở y tế để thăm khám và có kết luận chính xác.

3.2. Tiêu chảy

Người có hiện tượng tiêu chảy kèm đầy hơi hoặc đau bụng, đi ngoài phân lỏng trên 3 lần trong vòng 24 giờ thì có thể nghi ngờ tình trạng ngộ độc thực phẩm. Nguyên nhân do sinh vật tạo độc tố gây viêm, khiến ruột giảm khả năng tái hấp thụ nước và các chất lỏng tiết ra trong quá trình tiêu hóa. Tình trạng này kéo dài có thể khiến cơ thể bị mất nước hoặc tụt huyết áp, biểu hiện của tình trạng mất nước trầm trọng là khi lượng nước tiểu ít đi và có màu sẫm, luôn có cảm giác khát nước, môi khô. Vì vậy để duy trì lượng nước cho cơ thể và ổn định tuần hoàn, bạn cần bổ sung nước hoặc nước điện giải.

3.3. Các triệu chứng khác

Các triệu chứng khác của ngộ độc thực phẩm thường gặp là: Sốt trên 38 độ C, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, ớn lạnh… Đây là lúc cơ thể phát ra cơ chế bảo vệ tự nhiên phòng các tác nhân có hại, giúp chống lại sự nhiễm trùng. Do đó, nếu bạn cảm thấy đuối sức do ngộ độc thực phẩm, hãy thực hiện một số các biện pháp làm dịu cơ thể như bổ sung nước, nghỉ ngơi.

4. Sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm

ngo-doc-thuc-pham

Sơ cứ khi có triệu chứng ngộ độc thực phẩm

Việc sơ cứu được thực hiện ngay khi phát hiện có biểu hiện của ngộ độc thực phẩm. Cần lưu ý, sau khi được sơ cứu, người bị ngộ độc vẫn cần sự trợ giúp từ nhân viên y tế. Vì vậy, sau khi thực hiện sơ cứu cần đưa người bệnh đi cấp cứu và điều trị, tránh biến chứng nguy hiểm khó lường.Sau đây là các biện pháp sơ cứu mà bạn có thể tham khảo để áp dụng khi bản thân hoặc người thân bị ngộ độc thực phẩm:

  • Gây nôn hoặc cố gắng nôn là biện pháp ưu tiên cần làm để hạn chế độc tố trong thực phẩm ngấm vào cơ thể. Cách thức thực hiện như sau: đặt người bệnh nằm nghiêng, kê cao đầu, đặt ngón tay sạch vào lưỡi và kích thích nôn. Tư thế nôn rất quan trọng nhằm tránh chất thải không trào ngược vào phổi. Lưu ý không kích thích quá mức gây sặc và không áp dụng biện pháp này cho người đã hôn mê do dễ gây sặc, ngạt thở.
  • Uống nhiều nước và nghỉ ngơi: Sau khi nôn và tiêu chảy liên tục thì cơ thể sẽ bị mất nhiều nước và cần bù nước bằng nước lọc hoặc oresol.
  • Giữ lại thực phẩm nghi ngờ hoặc dịch nôn từ người bị ngộ độc để phục vụ việc xác định nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm.

Tìm hiểu thêm: Gói khám sức khỏe tổng quát của Phòng khám 125 Thái Thịnh nhé!

5. Biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

  • Đi kèm với các biện pháp như hạn chế sử dụng thực phẩm còn sống chưa qua chế biến đảm bảo vệ sinh, không sử dụng thực phẩm quá hạn và các chế phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng, cần định kỳ kiểm tra nguồn nước và không gian sinh hoạt, tránh sử dụng các loại thực phẩm hoặc tiếp xúc với các tác nhân không phù hợp với sức khỏe, dễ gây phản ứng xấu như dị ứng hay ngộ độc.
  • Sau thời điểm bị ngộ độc thực phẩm, cơ thể bạn cần được bổ sung nước để bù điện giải, ăn thực phẩm nhẹ, dễ tiêu và bổ sung thực phẩm có chứa lợi khuẩn giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa.

Đặt lịch hẹn khám bác sĩ tại Phòng khám 125 Thái Thịnh.

Mọi thắc mắc quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline: 0972 88 11 25 - 0243 853 55 22 - 0247 309 6888

Share
Tìm kiếm
Tag
vắc xincovid trẻ emlịch nghỉ tếtbệnh tuyến giáplịch nghỉ lễtiểu đường thai kỳung thư đại trực trànggói khámung thưhậu covid-19trĩ nộimẹ bầuphòng khámviêm mũi họngviêm lộ tuyến cổ tử cungbệnh giao mùatiêm phòng 6 trong 1ung thư phổihậu covidcách chăm sóc trẻ bị viêm họngăn không ngon miệngsắtxét nghiệmhội chứng ống cổ taychụp x-quang tuyến vútư vấn miễn phí ung thưung thư cổ tử cungviêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thaitrĩ ngoạikhám sức khỏe tổng quátxét nghiệm thinprep pap6 in 1trẻ emkhám phụ khoanghỉ lễ giỗ tổ hùng vươngdinh dưỡngtest covidHPVthủy đậu10/3tầm soát ung thưdấu hiệu bệnh tuyến giápsiêu âm 4Dbác sĩbị tuyến giáp khi mang thaitiền ung thưthinprep papmỏi taytáo bón ở trẻ sơ sinhtiêm phòngsiêu âm thaiviêm não mô cầuưu đãi 30/4phương pháp phòng ung thưtiêm vắc xinrối loạn giấc ngủnguyên nhân táo bónchán ănhau covid 19phòng ngừa covidnghiệm pháp dung nạp đườngdấu hiệu ung thư vúnang rối màng mạchung thư cổ tử cungvắc xin 6.1cách chữa táo bónung thư vú giai đoạn 0covid19ung thư tuyến giáptrẻ bị táo bónmang thaitrẻ bị sốtbệnh trĩpcrung thư cổ tử cungsiêu âm 5Dthăm khámxét nghiệm covidung thư dạ dàyung thư gantầm soát ung thư vúrối loạn kinh nguyệttrẻ bị viêm họngkhám thai125 thái thịnhdấu hiệutest nhanhhỏi đáp ung thưung thư vúNIPTtránh thaicovid-19khai trươngsau sinhxét nghiệm tiểu đườngvirut rotaung thử cổ tử cungmất ngủtê tayung thư cổ tử cung