MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

CLINIC
21/12/2021

Theo Viện trưởng Viện nghiên cứu phòng chống ung thư, hơn 70% bệnh nhân ung thư phát hiện ở giai đoạn muộn, với nhu cầu điều trị giảm đau và chăm sóc triệu chứng là chủ yếu. Việc bệnh nhân đến các cơ sở y tế khám bệnh ở giai đoạn muộn khiến công đoạn chữa trị gặp nhiều khó khăn.

Dưới đây là 2 bước phòng bệnh bạn cần thực hiện để đẩy lùi căn bệnh Ung thư:

  1. Phòng bệnh bước 1

Thực hiện lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học, luyện tập thể dục thể thao đều đặn và điều quan trọng là cần phải loại bỏ các thói quen xấu có hại và hình thành thói quen tốt có lợi cho sức khỏe….

1. Loại bỏ các thói quen xấu như

  • Uống rượu: Thức uống có cồn như: rượu, bia nếu lạm dụng quá nhiều sẽ gây nguy cơ ung thư gan, ung thư thanh quản và ung thư thực quản. Không nên uống quá 2 ly rượu một ngày đối với nam giới, không quá 1 ly một ngày đối với nữ giới (1 ly ở đây được định nghĩa là: 360 ml bia, 150 ml rượu vang, hoặc 45 ml rượu chưng cất).
  • Hút thuốc lá: Thuốc lá là nguyên nhân của ung thư vòm họng, ung thư thanh quản, ung thư vòm họng và ung thư phổi… Hút thuốc lá trước tiếp hay thụ động đều có ảnh hưởng tương đương.
  • Đời sống tình dục không lành mạnh: Nguyên nhân lây nhiễm virus HPV – virus gây ung thử cổ tử cung ở phụ nữ
  • Coi thường dụng cụ bảo hộ: Khi tiếp xúc với hóa chất, thuốc trừ sâu, rác thải, bụi bặm…dễ dẫn đến các nguy cơ của bệnh ung thư gan, ung thư phổi…

2. Duy trì cân nặng lý tưởng

Thừa cân là yếu tố nguy cơ của rất nhiều loại ung thư. Ăn uống điều độ và tập luyện là hai cách hiệu quả để kiểm soát cân nặng:

- Tránh tăng cân quá nhiều tại một thời điểm

- Cân đối lượng năng lượng ăn vào với hoạt động của bạn

Nếu thừa cân hãy giảm cân từ từ, từng chút một sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn. Không nên thực hiện chế độ giảm cân quá gắt gao, cơ thể thiếu chất dinh dưỡng sẽ không có sức đề kháng để chống lại các nhân tố gây bệnh tật đặc biệt là ung thư .

3.Luyện tập thể thao đều đặn

Những người có nhiều hoạt động thể chất sẽ làm giảm nguy cơ phát triển một số loại ung thư như ung thư vú, trực tràng, nội mạc tử cung hay ung thư tuyến tiền liệt.

Xây dựng cho mình một chế độ luyện tập vừa sức theo từng lứa tuổi, kiên trì luyện tập hàng ngày ít nhất 30 – 60 phút, duy trì đều đặn 5 ngày/ tuần. Các hình thức luyện tập có thể áp dụng như chạy, đi bộ, đạp xe, bơi, hoặc tham gia các lớp yoga – thiền – dưỡng sinh.

Hạn chế ngồi nhiều và lười vận động.

4. Chế độ ăn uống hợp lý

- Ăn  nhiều rau xanh và hoa quả

Ăn nhiều rau và trái cây có liên quan tới việc giảm nguy cơ ung thư phổi,  miệng, thực quản, dạ dày và đại trực tràng. Đồng thời có rất nhiều lợi ích của việc ăn nhiều rau và trái cây đến những bệnh nhân sau điều trị ung thư vú, tiền liệt tuyến và buồng trứng.

Bên cạnh đó chất xơ trong rau xanh có liên quan đến việc làm giảm nguy cơ mắc một số nhóm ung thư đặc biệt là ung thư đại trực tràng.

- Hạn chế chất béo trong bữa ăn

 Chế độ ăn nhiều chất béo sẽ có tỷ lệ cao mắc ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại tràng và một số ung thư khác.

Nên chọn các thực phẩm ít chất béo, có thể sử dụng các loại sữa đã tách bơ, ăn ít các món chiên, xào, ăn thịt nạc, thịt gà bỏ da, hạn chế các loại bánh ngọt có chất béo là tốt nhất;

Không nên sử dụng thực phẩm được chế biến sẵn bởi chúng chứa rất nhiều chất béo, muối, đường tinh chế mặt khác các sản phẩm chế biến sẵn không đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng của thực phẩm;

- Hạn chế lượng muối trong thực phẩm

Chế độ ăn với  thực phẩm được bảo quản bằng muối sẽ làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư bao gồm: ung thư dạ dày, ung thư vòm họng và ung thư thanh quản. Việc giảm lượng muối trong chế độ ăn sẽ làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.

- Đảm bảo chất lượng thực phẩm

Bảo quản đông lạnh các thực phẩm tươi sống và sử dụng trong thời hạn nhất định.

Đảm bảo ăn chín, uống sôi, nên uống nước ấm hàng ngày.

Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn như lạp xưởng, xúc xích, chả giò,… chứa nitrat và nitrit có thể chuyển thành các chất gây ung thư qua quá trình tiêu hóa.

5. Khám sức khỏe định kỳ

Để phát hiện nhiều loại bệnh như tim mạch, huyết áp, tiểu đường, thận, gan. Trong đó giúp phát hiện sớm một số bệnh ung thư và sẽ có khả năng chữa khỏi bệnh lớn. Tốt nhất 1 năm khám 1 lần. Nếu có biểu hiện bất thường như mệt mỏi, sút cân, chán ăn, ra máu âm đạo , đi ngoài ra máu hoặc ho ra máu, sốt không rõ nguyên nhân thì phải đi khám để tư vấn và tâm soát ung thư sớm.

6. Phòng bệnh bước 2

Sàng lọc để phát hiện những dấu hiệu sớm của ung thư

Dưới đây là đề nghị sàng lọc ung thư theo nhóm tuổi và những sàng lọc ung thư cụ thể dành cho những người tương đối có sức khỏe tốt và có nguy cơ mắc bệnh ung thư trung bình, mời các bạn cùng tham khảo:

  • Sàng lọc ung thư sớm theo nhóm tuổi:

Giới

Nhóm tuổi từ 21-29

Nhóm tuổi từ 30 đến 39

Nhóm tuổi từ 40 đến 49

Nhóm tuổi trên 50

Nam

Ung thư đại trực tràng

Ung thư đại trực tràng

Ung thư đại trực tràng

Ung thư tiền liệt tuyến

Ung thư đại trực tràng

Ung thư tiền liệt tuyến

Ung thư phổi

Nữ

Ung thư vú

Ung thư vú

Ung thư đại trực tràng

Ung thư cổ tử cung

Ung thư vú

Ung thư đại trực tràng

Ung thư cổ tử cung

Ung thư vú

Ung thư đại trực tràng

Ung thư cổ tử cung

Ung thư phổi

 

  • Xét nghiệm sàng lọc ung thư sớm

Dấu ấn ung thư hay còn gọi là chất chỉ điểm ung thư thường được sử dụng để sàng lọc ung thư sớm. Đây là những chất được tìm thấy trong máu của người bệnh ung thư. Chúng có thể là phân tử protein hoặc enzym. Xét nghiệm tìm dấu ấn ung thư là một xét nghiệm quan trọng, giúp chẩn đoán sớm bệnh ung thư ngay từ khi chưa có triệu chứng cụ thể.

Dấu ấn ung thư không chỉ giúp phát hiện sớm bệnh mà còn giúp bác sĩ đánh giá đúng tình trạng, diễn tiến và hiệu quả điều trị, theo dõi tiên lượng bệnh và khả năng tái phát sau điều trị. Nói một cách khác, các chỉ số của dấu ấn ung thư sẽ giúp đánh giá tình trạng bệnh hiệu quả.

Share
Tìm kiếm
Tag
vắc xincovid trẻ emlịch nghỉ tếtbệnh tuyến giáplịch nghỉ lễtiểu đường thai kỳung thư đại trực trànggói khámung thưhậu covid-19trĩ nộimẹ bầuphòng khámviêm mũi họngviêm lộ tuyến cổ tử cungbệnh giao mùatiêm phòng 6 trong 1ung thư phổihậu covidcách chăm sóc trẻ bị viêm họngăn không ngon miệngsắtxét nghiệmhội chứng ống cổ taychụp x-quang tuyến vútư vấn miễn phí ung thưung thư cổ tử cungviêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thaitrĩ ngoạikhám sức khỏe tổng quátxét nghiệm thinprep pap6 in 1trẻ emkhám phụ khoanghỉ lễ giỗ tổ hùng vươngdinh dưỡngtest covidHPVthủy đậu10/3tầm soát ung thưdấu hiệu bệnh tuyến giápsiêu âm 4Dbác sĩbị tuyến giáp khi mang thaitiền ung thưthinprep papmỏi taytáo bón ở trẻ sơ sinhtiêm phòngsiêu âm thaiviêm não mô cầuưu đãi 30/4phương pháp phòng ung thưtiêm vắc xinrối loạn giấc ngủnguyên nhân táo bónchán ănhau covid 19phòng ngừa covidnghiệm pháp dung nạp đườngdấu hiệu ung thư vúnang rối màng mạchung thư cổ tử cungvắc xin 6.1cách chữa táo bónung thư vú giai đoạn 0covid19ung thư tuyến giáptrẻ bị táo bónmang thaitrẻ bị sốtbệnh trĩpcrung thư cổ tử cungsiêu âm 5Dthăm khámxét nghiệm covidung thư dạ dàyung thư gantầm soát ung thư vúrối loạn kinh nguyệttrẻ bị viêm họngkhám thai125 thái thịnhdấu hiệutest nhanhhỏi đáp ung thưung thư vúNIPTtránh thaicovid-19khai trươngsau sinhxét nghiệm tiểu đườngvirut rotaung thử cổ tử cungmất ngủtê tayung thư cổ tử cung