125 Thái Thịnh
Chuyên khoa
    Dịch vụ
      Tin tức
        Hỏi đáp chuyên gia
          LƯU Ý KHI DÙNG THUỐC KHÔNG KÊ ĐƠN

          LƯU Ý KHI DÙNG THUỐC KHÔNG KÊ ĐƠN

          THAI THINH MEDIC
          30/09/2024

          Hiện nay, rất nhiều người tự chẩn đoán bệnh và mua thuốc về uống mà không cần bác sĩ thăm khám và kê đơn. Điều này có thể dẫn đến những nguy cơ nguy hiểm cho người bệnh. Mỗi loại thuốc đều có chỉ định, chống chỉ định và tác dụng phụ riêng. Để hiểu rõ hơn về thuốc không kê đơn và cách sử dụng an toàn, hãy cùng Thái Thịnh Medic tìm hiểu nhé!

          1. Định nghĩa về thuốc không kê đơn

          Thuốc không kê đơn (OTC- over the counter) là những loại thuốc mà dược sĩ có thể bán trực tiếp cho người tiêu dùng mà không cần đơn thuốc của bác sĩ. Thuốc không kê đơn gồm nhiều loại  khác nhau.

          Thuốc không kê đơn gồm nhiều loại  khác nhau.

          Đa phần các loại thuốc không kê đơn được sử dụng để điều trị các triệu chứng phổ biến, chưa cần sự chăm sóc, giám sát trực tiếp như:

          + Sốt (trên 38,5 độ C)

          + Ho, sổ mũi (đối với trẻ trên 6 tuổi và người lớn). Những trẻ dưới 6 tuổi có các triệu chứng trên cần được đi khám sớm để được bác sĩ khám và điều trị kịp thời.

          + Tiêu chảy hoặc táo bón (không kéo dài)

          + Dị ứng nhẹ (với thức ăn, thời tiết, các sản phẩm vệ sinh cá nhân…)

          + Phát ban, hăm da tã ướt

          Vitamin và một số thực phẩm chức năng cũng được bán mà không cần kê đơn. 

          Đa phần các loại thuốc không kê đơn có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, nếu người bệnh lạm dụng thuốc không kê đơn, có thể dẫn đến các tác dụng phụ, tương tác thuốc (có hại), dùng quá liều, gây ảnh hưởng chức năng gan thận và nhiều vấn đề liên quan khác.

          Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên sử dụng thuốc không kê đơn theo khuyến cáo của bác sĩ. 

          2. Cách sử dụng thuốc không kê đơn an toàn

          2.1. Hỏi ý kiến bác sĩ

          Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn sử dụng, liều dụng thích hợp nhất với các dấu hiệu, tiền sử bệnh, thể trạng và các loại thuốc phối hợp khác của bệnh nhân. 

          Đặc biệt, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú rất cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc gì. Một số thuốc có khả năng đi qua hàng rào rau thai và gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Tương tự, một số  loại thuốc có thể đi qua sữa nhẹ và gây hại cho trẻ.

          Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

          2.2. Xem kỹ tờ hướng dẫn sử dụng thuốc

          Tất cả các loại thuốc kê đơn đều được đính kèm một tờ hướng dẫn “thông tin thuốc”. Bạn cần đọc kỹ tờ hướng dẫn này để nắm được các thông tin quan trọng như:  chỉ định, chống chỉ định, liều dụng, tác dụng phụ, tương tác thuốc…

          Thành phần: Bạn cần đọc phần này và kiểm tra xem các loại thuốc mình đang sử dụng đã có thành phần hoạt chất có trong loại thuốc này hay chưa để tránh tình trạng quá liều.

          Ngoài ra, hầu hết các thuốc đều có tá dược bổ sung (tinh bột, siro ngô, glucose…), bạn cũng cần kiểm tra để đảm bảo mình không dị ứng với các chất đó.

          Chỉ định: Là các triệu chứng, bệnh mà loại thuốc này có tác dụng hỗ trợ, điều trị hoặc ngăn ngừa

          Chống chỉ định: Là những đối tượng không được sử dụng loại thuốc này

          Tác dụng phụ và tương tác thuốc

          Liều lượng và cách dùng: mỗi loại thuốc có liều lượng khác nhau tùy theo độ tuổi, bệnh mắc phải và thể trạng người dùng. Bạn nên đọc kỹ các lưu ý với đối tượng suy giảm chức năng gan thận hoặc đang mắc các bệnh khác.

          Ngày sản xuất và hạn sử dụng: thường được in trên vỏ hộp hoặc dưới đáy chai thuốc.

          Cách bảo quản: bảo quản đúng cách giúp thuốc không bị giảm chất lượng.

          3. Uống thuốc quá liều - sai lầm thường gặp khi dùng thuốc không kê đơn

          Tất cả các loại thuốc không kê đơn đều có thành phần hoạt tính (hay còn gọi là hoạt chất) có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh. 

          Trong trường hợp bạn vừa uống thuốc theo đơn của bác sĩ, vừa tự mua thuốc uống cần đặc biệt chú ý tránh trường hợp hoạt chất thuốc trùng nhau (tên thuốc khác nhau) dẫn đến quá liều.

          Ví dụ: Một người đang bị chấn thương và đã uống paracetamol (thuốc giảm đau) theo đơn của bác sĩ. Sau đó, người này bị cảm lạnh, sổ mũi, đau đầu nên đã tự ra hiệu thuốc mua thuốc cảm cúm Hapacol và uống theo hướng dẫn sử dụng trên vỏ hộp. Tuy nhiên, Hapacol có thành phần hoạt chất là paracetamol. Điều này khiến cho người bệnh vô tình uống thuốc gấp hai lần khuyến cáo, tạo thành gánh nặng cho gan, dễ gây độc. Paracetamol có thể gây viêm gan cấp nếu bệnh nhân sử dụng quá liều.

          Để có thể sử dụng chính xác liều lượng thuốc (đặc biệt với các loại siro dành cho trẻ em), bạn có thể áp dụng những cách sau:

          - Sử dụng dụng cụ đo lường được đính kèm với thuốc. Trong trường hợp loại thuốc này không có dụng cụ định lượng, bạn hãy hỏi bác sĩ/ dược sĩ để được hướng dẫn.

          - Xem kỹ nhãn mác và liều lượng mỗi khi dùng hộp thuốc mới. Các hãng thuốc có thể sản xuất một dòng thuốc với các hàm lượng khác nhau. 

          - Tuyệt đối không cho trẻ uống thuốc nhiều hơn đơn của bác sĩ hoặc tờ hướng dẫn sử dụng. Một số mẹ cho con uống liều cao hơn vì cho rằng trẻ đang bị bệnh nặng.

          Tuy nhiên, việc này không giúp trẻ nhanh khỏi hoặc cảm thấy dễ chịu hơn mà còn có thể gây ra các vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

          4. Những đối tượng cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc

          Trẻ em, người lớn tuổi, người có bệnh nền (hen suyễn, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn đông máu, động kinh, tim mạch, tuyến giáp…), người đang sử dụng nhiều loại thuốc, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú là những đối tượng cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng thuốc không cô đơn. Đây là những đối tượng dễ gặp các tác dụng phụ của thuốc.

          Đặc biệt, người cao tuổi là đối tượng thường sử dụng nhiều loại thuốc cùng lúc, bao gồm các thuốc không kê đơn và thuốc kê đơn. Liều lượng sử dụng ở người cao tuổi cũng khác người trẻ. Vì vậy, người cao tuổi cần đặc biệt lưu ý đến tương tác thuốc và nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào (kể cả vitamin, thuốc thảo dược và thực phẩm chức năng).

          5. Khi nào cần khám bác sĩ

          Bạn nên đến khám bác sĩ ngay nếu:

          + Gặp tác dụng phụ do uống thuốc không kê đơn

          + Triệu chứng bệnh không thuyên giảm hoặc nặng hơn sau khi dùng thuốc không kê đơn

          6. Lưu ý khi sử dụng thuốc không kê đơn

          Bạn nên:

          - Hỏi ý kiến bác sĩ về các loại thuốc không kê đơn phổ biến như hạ sốt, giảm đau sổ mũi về các thông tin: thời điểm sử dụng, cách sử dụng.

          - Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa chắc chắn về cách dùng và liều lượng

          - Kiểm tra và vứt bỏ những loại thuốc đã hết hạn sử dụng

          - Không sử dụng thuốc người lớn cho trẻ em bằng cách giảm liều (trẻ em không phải là một người lớn thu nhỏ. Trẻ em có liều lượng và cách sử dụng thuốc riêng).

          - Không nên cho trẻ em dưới 6 tuổi uống bất kỳ thuốc gì mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ (kể cả thuốc không kê đơn).

          - Không tự ý cho trẻ em dưới 18 tuổi uống Aspirin (một loại thuốc hạ sốt, giảm đau phổ biến) vì có thể dẫn đến hội chứng Reye ở trẻ em (gây đe dọa tính mạng trẻ).

          Share