125 Thái Thịnh
Chuyên khoa
    Dịch vụ
      Bác sĩ
        Tin tức
          Hỏi đáp chuyên gia
            Hàn răng sâu - Nên hay không nên?

            Hàn răng sâu - Nên hay không nên?

            THAI THINH MEDIC
            03/07/2024

            Răng sâu là một vấn đề nha khoa phổ biến, ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Nếu không điều trị kịp thời, vi khuẩn tấn công sâu hơn vào thân răng, cấu trúc của răng bị xâm lấn nghiêm trọng, dẫn đến tổn thương tủy răng, thậm chí có thể làm mất răng vĩnh viễn… Do đó, hàn răng sâu là phương pháp điều trị hiệu quả và được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thắc mắc xung quanh việc nên hay không nên hàn răng sâu. Bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc đó từ góc nhìn của chuyên gia nha khoa, giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt cho sức khỏe răng miệng của bản thân.

            1. Phương pháp hàn răng sâu là gì?

            Hàn răng, hay còn gọi là trám răng, là kỹ thuật nha khoa sử dụng vật liệu hàn hiện đại để lấp đầy những khoảng trống do sâu răng tạo ra, giúp bù đắp phần mô răng bị khuyết thiếu và trả lại hình dáng, kích thước ban đầu cho răng. Nhờ nền y học tiên tiến, kỹ thuật hàn răng ngày nay được thực hiện nhanh chóng, đơn giản và hoàn toàn không gây đau đớn.

            2. Sâu răng nhẹ có nên đi hàn không?

            Vết sâu răng nhỏ, không đau là tình trạng phổ biến, hoặc đôi khi ở giai đoạn đầu khi lỗ sâu còn nhỏ hoặc ẩn sâu bên trong khiến nhiều người chủ quan và bỏ qua việc thăm khám và điều trị răng hàm mặt.

            co-nen-han-rang-sau-hay-khong-1

            Hình ảnh minh họa

            2.1. Làm thế nào để nhận biết mình có đang bị sâu răng?

            Việc thăm khám răng miệng định kỳ là một biện pháp hiệu quả giúp nắm bắt sớm và nhận biết nguy cơ bệnh tiềm ẩn từ sức khỏe răng miệng.

            Một số dấu hiệu đặc trưng mà bạn có thể nghi ngờ sâu răng:

            - Xuất hiện lỗ trên mặt răng: Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của răng sâu. Lỗ sâu có thể có màu đen, nâu hoặc trắng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng.

            - Đổi màu răng: Một số trường hợp, răng sâu có thể chuyển sang màu sẫm (nâu, đen) hoặc bị đốm trắng do mất khoáng chất.

            - Ê buốt răng: Khi ăn uống nóng, lạnh, ngọt hoặc chua, bạn có thể cảm thấy ê buốt hoặc nhức nhối ở vị trí răng sâu.

            - Nhạy cảm với các tác động: Khi chải răng hoặc cắn thức ăn cứng, bạn có thể cảm thấy đau nhức hoặc khó chịu ở vị trí răng sâu.

            co-nen-han-rang-sau-hay-khong-2

            Hình ảnh minh họa

            Nếu bạn lơ là hoặc chủ quan, sâu răng có thể tiến triển nặng hơn, gây đau nhức dữ dội, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, lây lan sang các răng khác và gây biến chứng nguy hiểm như:

            - Răng bị tổn thương quá nặng, bị vỡ ra hoặc viêm, sưng chân răng.

            - Gây nhiễm trùng khoang miệng.

            - Gây viêm tủy răng gây đau nhức dữ dội, nếu không được điều trị sẽ bị hoại tử.

            - Buộc phải nhổ bỏ răng sâu, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.

            - Các trường hợp bị nhiễm trùng thậm chí có thể đe dọa tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.

            2.2. Phát hiện sớm là chìa khóa để điều trị răng sâu hiệu quả 

            Đối với trường hợp sâu răng ở mức độ nhẹ, hàn răng là giải pháp tối ưu để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập sâu hơn và bảo tồn chiếc răng thật của bạn. Việc hàn răng càng sớm thì cơ hội bảo tồn chiếc răng sâu càng cao. 

            Vì vậy, hãy lắng quan tâm đến tình trạng sức khỏe răng miệng và đến phòng khám nha khoa uy tín ngay khi bạn có dấu hiệu sâu răng để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

            3. Quy trình hàn răng sâu diễn ra như thế nào?

            Thông thường, quy trình hàn răng sâu phổ biến thường được thực hiện theo các bước sau:

            -  Thăm khám và tư vấn: Bác sĩ nha khoa sẽ thăm khám tổng quát tình trạng răng miệng, với trường hợp tình trạng sâu răng ẩn bên trong, bác sĩ sẽ cho chụp X-quang để xác định chính xác vị trí và mức độ sâu răng. Sau đó, bác sĩ sẽ tư vấn về phương pháp điều trị phù hợp và lựa chọn vật liệu hàn dựa trên nhu cầu của bạn.

            - Làm sạch răng và các vị trí có lỗ sâu: Đây là bước quan trọng trước khi bác sĩ thực hiện hàn răng, mục đích lấy đi cặn bẩn và thức ăn thừa… giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập sâu hơn và tránh tình trạng sâu răng tái phát.

            Với những trường hợp lỗ sâu nhỏ, không gây đau nhức, bác sĩ có thể không cần gây tê. Tuy nhiên, nếu lỗ sâu lớn, sâu sát tủy hoặc bạn quá nhạy cảm với các thao tác nha khoa, bác sĩ sẽ tiêm tê để đảm bảo quá trình hàn diễn ra thuận lợi, bạn cảm thấy thoải mái và hạn chế cảm giác đau. 

            co-nen-han-rang-sau-hay-khong-3

            Hình ảnh minh họa

            - Tạo hình và gắn vật liệu hàn: đây là bước tạo hình cho khoang trám để đảm bảo vật liệu hàn có thể bám dính tốt nhất lên bề mặt răng. Hình dạng khoang trám cần chính xác, phù hợp với kích thước và vị trí của lỗ sâu để tăng độ bền cho miếng trám và duy trì tính thẩm mỹ cho nụ cười. Sau đó, bác sĩ sẽ chọn loại vật liệu hàn phù hợp với tình trạng răng, nhu cầu và mong muốn của bạn và đặt vào khoang trám, tạo hình theo dạng ban đầu của răng.

            - Chiếu đèn, chỉnh sửa và đánh bóng răng: Vật liệu hàn sẽ được chiếu đèn chuyên dụng để làm cứng và hoàn thiện quá trình hàn. Bác sĩ sẽ loại bỏ phần vật liệu hàn dư thừa, chỉnh sửa lại hình dạng và kích thước cho miếng trám để đảm bảo khớp cắn chuẩn xác và tạo cảm giác thoải mái khi ăn nhai. Sau đó, bề mặt miếng trám sẽ được đánh bóng để tăng độ sáng bóng và tính thẩm mỹ.

            4. Những điều cần lưu ý về chăm sóc răng miệng sau khi thực hiện hàn trám răng sâu

            Để đảm bảo hiệu quả và độ bền cho khu vực hàn trám, bạn cần lưu ý những điều sau đây sau khi thực hiện hàn trám răng sâu:

            4.1 Chế độ ăn uống

            - Hạn chế ăn uống trong 2 tiếng đầu sau khi hàn để miếng trám có thời gian đông cứng.

            - Ưu tiên các thực phẩm mềm, mịn, mát, ít tinh bột để tránh tác động mạnh lên miếng trám.

            - Tránh các thực phẩm cứng, dai, nóng, lạnh, nhiều đường trong vài ngày đầu.

            - Nhai đều hai bên để tránh làm lệch miếng trám.

            4.2 Quan sát dấu hiệu bất thường

            Theo dõi tình trạng răng miệng sau khi hàn và liên hệ ngay với bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như: chảy máu, sưng tấy, tê bì, ê buốt hoặc miếng trám bị bong tróc.

            4.3 Chăm sóc răng và khoang miệng 

            - Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa ở kẽ răng, thay thế cho tăm truyền thống.

            - Dùng bàn chải lông mềm và kem đánh răng phù hợp để chải răng nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh lên miếng trám.

            - Chải răng ít nhất 2 lần/ ngày và súc miệng sau mỗi bữa ăn.

            4.4 Tuân thủ chỉ định của bác sĩ

            - Tuân thủ theo đúng lời dặn và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ

            - Tái khám định kỳ 2 lần/năm để kiểm tra tình trạng răng miệng.

            co-nen-han-rang-sau-hay-khong-4

            Hình ảnh minh họa

            Nha khoa Thai Thinh Medic với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, tận tâm, trang thiết bị hiện đại, cam kết mang tới cho Khách hàng dịch vụ khám chữa răng chất lượng cao. Thai Thinh Medic hiện đang cung cấp các dịch vụ hàn trám răng Composite, hàn trám răng bằng vật liệu GIC với các ưu điểm sau:

            - Phục hồi răng sâu hiệu quả, an toàn

            - Mang lại tính thẩm mỹ cao, tương thích sinh học tốt

            - Chi phí hợp lý, phù hợp với mọi đối tượng

            Liên hệ hotline 097 288 1125 để được tư vấn chi tiết!
             

            Share